Sữa tươi-1001 thắc mắc?

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi EnCon, 31/7/2008.

Tags:
  1. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Từ topic sữa nguyên chất Ba Vì của chị suatuoi đây :
    Mình xin phép được trích nguyên văn thư mà En con đã gửi riêng cho mình vì đây đã và sẽ là thắc mắc của nhiều bạn. Trước kia, mình cũng từng có thắc mắc như vậy khi uống thử các loại sữa tươi khác nhau. Mình xin giải thích như thế này.
    Nếu phân tích kỹ về thành phần lý hoá của sữa thì rất lằng nhằng, phức tạp, các mẹ khó hiểu, mình xin nói đơn giản, Hiện nay trên thị trường có 4 loại sữa chính : Sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng, sữa đặc, sữa bột
    *Sữa tươi tiệt trùng thường được xử lý ở nhiệt độ cao (từ 120 - 130 độ C) trong khoảng thời gian 5 phút. Sản phẩm có thể được bảo quản ở nhiệt độ bình thường và thường có thời hạn sử dụng từ 6 tháng đến một năm. Do chế biến ở nhiệt độ cao, một số vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có thể bị hao hụt.
    *Sữa tươi thanh trùng có 2 phương pháp:
    -Thanh trùng sữa ở nhiệt độ thấp - được tiến hành khi đun nóng sữa ở 63oC - 650C trong 30 phút, phương pháp này hơi cổ, họ dùng 1 cái thùng 2 vỏ, bên ngoài được làm nóng đến 63oC trong 30p, sau đó làm lạnh (sữa tươi Mộc Châu)(*)
    -Thanh trùng sữa ở nhiệt độ cao - được tiến hành khi đun nóng sữa ở 75oC đến 85oC trong vòng 15 giây, phương pháp của các nước tiên tiến trên thế giới gọi là thanh trùng ở nhiệt độ cao trong t/g ngắn (Sữa tươi Nesle, Purina, BaVì..)
    *Sữa đặc: là sữa tươi đun lâu cho bay bớt nước, còn khoảng 30-40% (cái này mình ko nhớ rõ), rồi bổ xung đường
    *Sữa bột: Dùng công nghệ tách casein (đạm) trong sữa tươi, (như kiểu tách phomai ấy hihi), rồi cho sấy khô(**)

    Từ các phương pháp trên cho thấy, tất cả đều từ sữa tươi nguyên chất mà ra cả, các bạn có cảm giác đâm, nhạt, đều do phương pháp chế biến sữa. Sữa tiệt trùng đun ở t0 cao, mất hơi nước nhiều, sữa được cô đặc hơn
    Sữa thanh trùng ở t0 thấp, t/g lâu cũng thế.
    Sữa thanh trùng ở t0 cao, giữ được dinh dưỡng, hương vị tươi mới, dù có cảm giác loãng hơn vì ko được cô
    Có thể ví như món luộc, món nấu, món xào. Món luộc luôn tươi, giữ được chất nhưng nhạt, ko dậy mùi như ninh, nấu kỹ (các phân tử thơm bốc hơi mạnh ở t0 cao). ai thích uống sữa kiểu đậm đặc thì cứ sữa đặc, sữa bột mà xài, đảm bảo quánh, đậm, nhưng mất chất nhiều.
    __________________
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi EnCon
    Đang tải...


  2. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    (*) SỮa Mộc châu cũng là thanh trùng nhưng đã bị tách bớt váng sữa, bơ. Ko bao giờ các mẹ có thể thấy dấu hiệu của váng sữa khi mua sữa tươi thanh trùng Mộc Châu. Nhưng uống Mộc Châu cứ thấy đậm đặc, vì họ thanh trùng kiểu cổ đến 30p cơ
    (**) Đây là lý do mình thấy các bé ngoài 1tuổi có thể hoàn toàn xài sữa tươi nguyên chất. Sữa bột cũng từ sữa bạn bò mà ra, nhà sản xuất xào xáo thêm vitamin, khoáng chất.., đánh vào thị hiếu người tiêu dùng. Mình dùng hoàn toàn sữa tươi nguyên chất cho các bé nhà mình lúc tròn 1T, bổ xung vitamin bằng các loại vitamin tổng hợp liều phòng (5-7 ngày 1 tháng thì dừng, tháng sau uống tiếp), các bé nhà mình lớn đều, mẹ kinh tế. Vụ này còn có bác Freida (WTT) đi trước nhé, bé gái nhớn nhà bác ý giờ cao 1.70m, bố mẹ cũng khiêm tốn thôi, bác này chưa từng biết đến sữa bột cho con (hihi
     
  3. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    sữa và đường cho lên bếp khuấy vừa sôi nhắc xuống.........Vụ này cấm kỵ tuyệt đối nhé. Đây là 1 trong nhữnứâi lầm khi dùng sữa tươi,như vậy chất Isuine trong sữa bò sẽ sinh phản ứng khi ở nhiệt độ cao từ 80 đến 100 độ C sinh ra chất Isunie có hại.

    Chất này không những làm cơ thể hấp thụ dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ và càng nguy hơn đối với trẻ em. Do vậy bạn bên để sữa nguội còn khoảng 40 đến 50 độ C thì cho đường vào khuấy tan.

    Sữa chua tẩm hương liệu cà-fê:
    Sữa bò dùng với socola (ko biết có khác với sữa chua tẩm cafe, thôi cứ pót lên đây cho các mẹ tham khảo tránh được thì càng tốt)

    Nhiều bạn cho rằng sữa bò là loại thực phẩm nhiều chất đạm, socola là thực phẩm nhiều năng lượng, tốt nhất là dùng hai thứ một lúc.

    Thực tế không phải như vậy, nước sữa nếu thêm vào socola sẽ làm canxi trong sữa với oxalate (COOH-COOH-2H2O) trong socola phản ứng hoá học thành chất calcium oxalate.

    Thế là sữa có chất dinh dưỡng là lượng canxi giá trị lại biến thành chất có hại cho cơ thể, dần dần sẽ dẫn đến thiếu canxi, đi ngoài, trẻ em chậm lớn, tóc khô, xương dễ gẫy, hay phát bệnh sỏi đường tiết niệu...
    __________________
     
    misstun thích bài này.
  4. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Mua 1lít sữa tươi có đường để đỡ phải thêm đường cho mệt( Mình thường làm bằng sữa Vinamilk),đun khô xoong (nồi) đổ sữa tươi vào đun cho ấm nóng lên khoảng 50 độ ,......hihi, vụ này cũng giống trên cho đường vào sữa đun lên nhé, chỉ khác là đun đến 50oC thôi (nhưng mình thấy vẫn hoàn toàn ko nên, đun đường với sữa luôn làm mất mùi thơm ngon tự nhiên của sữa), làm sữa tươi nguyên chất ko đun đến 50oC được đâu, phải đun đến 85oC, (gần sôi), Trong sữa luôn gồm cả khuẩn có hại và có lợi, sữa Vinamilk và 1 số loại tiệt trùng khác, tiệt trùng quá (mất tiêu cả khuẩn có lợi), uống dễ đầy bụng, khó tiêu, làm sữa chua mất nhiều thời gian hơn, (phải sinh sôi lại). Sữa tươi nguyên chất thanh trùng vẫn còn nhiều khuẩn (cả lợi và hại), nên uống dễ tiêu, nhưng ai bụng dạ cực yếu thì dễ tiêu chảy hihi.(*). Mình đun gần sôi để diệt bớt khuẩn, nhưng ko được sôi(**), sữa còn khuẩn (bổ xung thêm khuẩn có lợi từ men) làm sữa chua cực ngon, cực đặc, cực mịn.

    (*) Đây chình là nguyên nhân mình không khuyên các bà mẹ dùng sữa sống về nhà tự thanh trùng lấy Đun sôi trực tiếp sữa sẽ làm hỏng sữa. Chỉ được đun cách thuỷ, hoặc đun gần sôi, khuấy đều, tắt bếp, làm lại 3,4 lần. Tuy nhiên vẫn ko thể giữ được dinh dưỡng và diệt khuẩn bằng thanh trùng trên dây chuyền, (đại loại thế này, dây chuyền hiện đại họ dàn mỏng dòng sữa, cho chảy qua các thanh nhiệt 72-85oC, làm nóng sữa cực nhanh trong vài giây, rồi làm lạnh thật nhanh xuống 18oC, bảo quản ở 4oC) Vi khuẩn lactic ưa ẩm có thể phát triển bình thường lại ở nhiệt độ từ 30oC đến khoảng 60oC. Vì vậy không giữ sữa đã được thanh trùng trong khoảng nhiệt độ này để tránh hình thành nhanh axit lactic. Các mẹ sau khi tự thanh trùng sữa tại nhà phải làm lạnh thật nhanh cho sữa chạy nhanh qua khoảng nhiệt độ nguy hiểm này
     
  5. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    (**)Thường xuyên đun sôi sữa bò (mẹ nào thanh trùng sữa bằng cách đun sôi sữa trực tiếp lưu ý nhé

    Thông thường nhiệt độ để khử trùng sữa bò không cao, khoảng 3 phút nếu là 70 độ C, là 6 phút nếu 60 độ C.

    Nếu nhiệt độ đến 100 độ C chất lactose (C12H22O11) trong sữa có hiện tượng bị cháy, mà đường cháy là chất gây ung thư. Thứ nữa, chất canxi trong sữa sau khi đun sôi sẽ có hiện tượng kết tủa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.
    __________________
     
  6. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Post lên cho các mẹ thêm hiểu biết về sữa tươi nhé,from Freida-WTT:
    Bạn hỏi về sữa ở đây cũng đâu có gì lạc đề vì sữa là đêm trước của Phômai mà. Thông tin của bạn về lượng sữa trong tuần của nhà mình là “cũ” rồi. Hiện mỗi tuần nhà mình dùng 25 lít sữa tươi cho : 2 vợ chồng, 2 đứa con và 1 bà nội (85 tuổi). Mình đã “huấn luyện” bà nội uống sữa tươi, ăn sữa chua và ăn phômai tươi (do mình “sản xuất”). Bà bị Gút nặng và tim mạch mãn tính, bà ăn uống rất kiêng khen (vì bệnh), khi chuyển qua ăn sữa bà nói má thấy tuy ăn ít nhưng má khoẻ ra chứ không như trước đây má thấy người luôn mõi mệt, choáng (vì bị thiếu chất). Vì bà là BS nên “huấn luyện” cũng dễ, 2 ngày là xong chương trình “tập huấn”.

    Bọn mình trong công việc phải tiếp xúc với hoá chất nên uống sữa tươi là bắt buộc, ở Tây hay ở ta, nền kinh tế có khó khăn hay cởi mở.... thì “sữa độc hại” luôn là tiêu chuẩn được phát không (không tính trong lương). Được nghỉ đẻ dài hơn 1,5 tháng (so với chế độ chung, được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm...... được “chết” sớm hơn nếu không uống sữa tươi hàng ngày). Do vậy bạn hiểu là vì sao mình “yêu” chị Bò đến thế. Sữa lọc máu rất sạch và đào thải chất độc trong cơ thể theo cơ chế tự nhiên, ngoài ra trong sữa còn có một lượng canxi tự nhiên dễ hấp thu giúp cho khung xương luôn được bổ sung và vững chắc trong suốt cuộc đời. Chế độ ăn nhiều sữa và sản phẩm sữa rất tốt, chỉ không tốt ở chỗ tiền (vì sữa nhà mình mắc quá). Chế độ ăn nhiều sữa còn là chế độ ăn “không giống ai” (tập quán và nhà bếp của mình khác). Mình thường bị “mát mẻ” với “tập quán” ăn nhiều sữa này, rút rồi cũng nghe quen tai, cả nhà chồng gọi mình là “dâu Tây” (theo tất cả nghĩa có thể có được của cụm từ này).

    Bạn thân mến, mỗi người chỉ có một bao tử, mỗi ngày chỉ cần một lượng năng lượng nhất định, ăn uống do mình quyết định, cứ tưởng tốn nhưng bù trừ rồi đâu cũng vào đó hết, ăn để khoẻ mạnh chứ đổ xuống sông xuống biển đâu?. Bé nhỏ của mình có chiều không muốn ăn cơm, chỉ nốc ½ lít sữa rồi đi ngủ..
     
  7. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Phương pháp thanh trùng sũa bò Pasteur :
    tươi - lọc (lọc lại bằng vải mằng 2 lớp), 1- cho lên bếp đun ngọn lửa lớn (~15 phút) đậy nắp nồi 2- sau đó dùng xẻng gỗ khuấy đều (~5 phút) 3- Đậy nắp nồi, hạ lửa nhỏ nhất (để 15 phút) 4- Cho nồi sữa ngâm nước lạnh làm nguội. Phương pháp này gọi là tiệt trùng Pasteur.

    1- 15 phút.......mình đun nồi sữa 5 lít, nếu mẹ đun ít hơn chắc chỉ độ 10 phút (phía bên trong nắp nồi thấy rịn các giọt nước là ~ 75 độ C)

    2- Khuấy để đồng hóa sữa......qui trình này bắt buộc. Bạn sẽ nhận thấy các hạt bọt nhỏ li ti của sữa nổi lên.....đừng để lượng bọt này nhiều (làm rồi sẽ quen). ~ 95 độ C.

    3- Đậy nắp nồi giữ yên 15 phút (~ 5-8 phút thăm chừng xem có bị sôi trào không....để lần sau canh đừng cho nóng quá lúc đun ở 1 và khuấy ở 2). Thời gian này bắt buộc để diệt trùng.

    4- Ngâm lạnh nhanh để giữ dưỡng chất của sữa (phải thay một lần nước ở chậu ngoài). Sau đó cất tủ lạnh.

    Bằng cách này bạn trữ sữa được 1 tuần và sữa của bạn nhận được là sữa nguyên kem. Tất nhiên khi để tủ lạnh sữa sẽ tách bơ (một váng mỏng ở trên là đúng, nếu bạn đun sôi sữa sữa sẽ tách bơ nhiều....bạn nhận được sữa gầy hơn và bơ nhiều hơn). Do đó nếu được nên có sữa tươi hàng ngày hoặc cách ngày.

    Nguồn: Chị Freida-WTT
     
  8. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Phương pháp thanh trùng sữa dê Pasteur :
    Sữa dê, bạn mua về rồi thanh trùng như thanh trùng sữa bò vậy (không đun sôi đâu), bạn đun mạnh ~ 60 độ, khuấy đến bắt đầu sủi tăm (lúc này khoảng 85-90 độ C), đập nắp, vặn nhỏ(tối đa) bếp và để yên vậy 10-15 phút. Sau đó ngâm lạnh rồi cất trong tủ lạnh. Mình thấy sữa dê cũng có casein mà, chỉ có sữa mẹ mới không có. Sữa thanh trùng tốt chứ bạn, sữa tiệt trùng đâu có tốt. Vi sinh trong sữa là vi sinh có ích cho ruột. Tiệt trùng chỉ mục đích bảo quản lâu. Cách mình bày cho bạn là thanh trùng sữa
    Nguồn: Chị Freida-WTT
     
    MeCop thích bài này.
  9. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Cháo gạo sữa (47)

    Thành phần : 1 ½ cốc gạo, 4 ½ cốc sữa, 2 muỗng canh đường , muối, 2 muỗng canh bơ, 3 cốc nước

    Cách nấu :
    Đặc : Gạo vo với nuớc, đun sôi 5-8 phút sau đó cho lên một cái rây. Khi nước đã hết cho gạo vào nồi có sữa nóng, khuấy , đun với ngọn lửa nhỏ 15 phút, cho đường, muối theo khẩu vị, khuấy nhẹ, đầy nắp nồi và để nhừ 10-15 phút (ủ ấm)
    Lỏng: Chuẩn bị như ở trên nhưng với 1 ½ cốc gạo cần 7 ½ cốc sữa.
    Khi dọn ra bàn ăn, cho ít bơ lên cháo.
    Nguồn: Chị Freida-WTT
     
  10. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Cháo sữa bắp với váng sữa (55)

    Thành phần : 1 1/2 cốc bột bắp, 2 cốc sữa, 2 muỗng canh bơ, muối, 1/3 cốc váng sữa, đường, bột quế (nhục quế)

    Cách nấu: Bột cho vào sữa sôi, thêm bơ, cho muối, khuấy và đậy nắp, nấu trên ngon lửa nhỏ 20 phút. Khi sữa ngấm đều vào bột, khuấy rồi cho vào lò nuớng 30 phút.
    Khi cháo đã xong, cho váng sữa vào, nêm đường và bột nhục quế.
    Nguồn: Chị Freida-WTT
     
  11. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Súp sữa (5)

    Thành phần : 1 lít sữa, 40g bột mì, muối

    Bột khuấy trong nước lạnh, sau đó vừa khuấy vừa đổ sữa nóng (sôi) cho muối, đun 10 phút.

    Súp ngon hơn nếu cho thêm trứng đánh bông và một chút bơ.


    2- Súp sữa nấu mì (5)

    Thành phần : 1,5 lít sữa, 0,5 lít nước, 5-6 muỗng mì sợi nhỏ, 1 trứng gà, 30g bơ, đường, muối.

    Cho mì sợi vào nồi nước đun sôi có muối, đun 8-10 phút, lọc qua lưới lấy mì. Sữa, muối đun sôi và cho mì mới nấu vào đun nóng lên.

    Trước khi bày bàn ăn cho sữa và lòng đỏ trứng gà đánh lên, cho bơ, đường và không nấu.

    Nguồn: Chị Freida-WTT
     
  12. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Súp sữa với gạo và đậu (9)

    Thành phần : 1/2 cốc đậu, 2 cốc nước, 5 cốc sữa, 3 muỗng canh gạo, 1 muỗng canh bơ, muối.

    Cách nấu : Cho vào nồi nước, đậu (đã vo sạch), nấu chín. Sau đó thêm sữa đun sôi, thêm gạo, nấu 20-25 phút, ngọn lửa nhỏ. Nêm muối, nhắc ra khỏi bếp để yên 5 phút, đậy nắp. Múc ra đĩa bày ra bàn, bơ để riêng, ăn theo sở thích (ai thích thì cho thêm bơ vào).


    10- Súp sữa với trứng gà (13)

    Thành phần : 1 lít sữa, 4 trứng gà, 30g bơ, 100ml nuớc, muối.

    Cách nấu :Trứng đánh với nuớc lạnh, đổ từ từ vào sữa đang đun sôi, để sôi lại, thêm bơ và muối.


    14- Súp sữa với rau (16)

    Thành phần : 1 lít sữa, 2 cốc nước, 200g bông cải hoặc bắp cải, 1 củ cải, 1 cà rốt, 5 muỗng nhỏ đậu hạt tròn xanh (hoặc đậu hạt xanh đóng hộp), 1/2 cốc đậu đũa, đậu que, 3 củ khoai tây, 20g bơ.

    Cách nấu : Cà rốt, củ cải cắt hạt lựu chiên sơ với bơ. Khoai tây cắt hạt lựu hoặc sợi, bắp cải cắt miếng vuông, bông cải cắt nhỏ, đậu que (đậu đũa) cắt ngắn. Làm bớt nồng củ cải. Đậu nấu chín.
    Cho vào nuớc sôi hỗn hợp rau củ, nấu chín. 5-10 phút trước khi nấu xong cho đậu, sữa nóng và muối.
    Có thể sử dụng hỗn hợp rau đông lạnh đã cắt nhỏ cho món súp này. Cho hỗn hợp đang đông vào với sữa + nuớc đun sôi không cần rã đá.


    23- Súp sữa với táo (23)

    Thành phần : 750g táo, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê nhục quế, 5 cốc sữa, 1 lòng đỏ trứng gà.

    Cách nấu : Táo gọt sạch vỏ, lấy hết hột, cắt nhỏ cho vào nồi nấu cùng với đường, nấu chín. Sữa trộn với lòng đỏ trứng gà đun không để sôi. Tắt lửa rồi đổ chung vào với táo đã nấu chín, ăn lạnh
    Nguồn: Chị Freida-WTT
     
  13. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Súp sữa (dạng bột) với khoai tây (15)

    Thành phần: 700g khoai tây, 3 1/2 cốc sữa, muối, đường, 1 muỗng canh bơ, 2 cốc nước.

    Cách nấu: Khoai tây gọt vỏ, rửa, ngâm trong nuớc lạnh cho ngập mặt khoai. Nấu chín. Khoai tây nóng cho qua rây cùng với nước luộc (cho ít muối). Sau đó đánh với sữa nóng tạo dạng hỗn hợp. Nấu thêm 5-8 phút, khuấy đều để hỗn hợp không bị cháy. Cho bơ, muối đường theo khẩu vị.

    15- Súp sữa (dạng bột) với rau (17)

    Thành phần : 500g khoai tây, 3 củ cà rốt, 100g củ cải, 50g hành (cộng to dùng để nấu súp. Hành pôrây?) hoặc ngò, 2 cốc sữa, 3 cốc nước, 1 muỗng canh bơ.

    Cách nấu: Khoai tây, cà rốt, củ cải, hành rửa sạch gọt vỏ cắt nhỏ làm chín với ít nước (1/2 cốc) đến khi mềm. Rau củ nóng nghiền qua rây, cho sữa nóng, nước luộc, muối, trộn. Hâm nóng cho đến khi xuất hiện hơi nước nhưng chưa sôi. Sau cùng cho bơ.

    21- Súp sữa (dạng bột) với cà rốt và gạo (21)

    Thành phần: 4 cốc sữa, 2 cốc nước, 6 củ cà rốt, 100g gạo, 4 muỗng cà phê bơ, 2 muỗng cà phê đường, muối.

    Cách nấu: Cà rốt cắt nhỏ cho vào nồi, 1 muỗng cà phê bơ, đường, ít nước nóng, nấu trong nồi đậy kín nắp. Khi nước sôi cho gạo, sữa và ít nước nấu 25 phút, đậy nắp. Tất cả nghiền nát với sữa nóng đến độ đặc cần thiết, nêm muối, hâm nóng. Khi ăn cho bơ.

    (Có thể nấu đơn giản hơn họ: dùng nồi cơm điện, nấu cách thuỷ (không cần trông vì nồi tự ngắt). Sau đó đem nghiền với sữa nóng sau cùng cho bơ. Freida _WTT
     
  14. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    sữa với trái cây (tiếp theo)

    Súp sữa với quả anh đào (cherry) (21) :

    Thành phần: 1 cốc sữa béo, 250-300g quả anh đào khô, 60g đường, 1 muỗng canh bột mì, nhục quế.

    Cách nấu: Cherry khô cho vào ngâm trong nuớc ấm ½ giờ. Lấy hột ra, nấu trong nuớc đó cùng với ít bột nhục quế và một phần đường. Sau đó cho sữa béo đã được trộn với bột mì, nấu chín. Cho vào một tô cao, dùng máy đánh trứng đánh mạnh, cho thêm đường theo khẩu vị. Ăn lạnh.


    Súp sữa với quả đào (22) :

    Thành phần: 300-400g đào mềm, nước, 0,5 lít sữa, 2 miếng bánh mì khô, vani, 0,5 lít vang trắng, 1 lòng đỏ trứng gà, 60-100g đường, xíu muối, 125g sữa béo đánh bông, 10g đường xay, 20g hạt kẹo màu.

    Cách nấu: Đào rữa sạch, lấy hột, ½ số đào nấu trong nước với sữa, một phần đường, bánh mì khô và vani….cho qua lọc. Số đào còn lại cắt thành hình vuông hay hình dài, hấp trong rượu vang trắng. Cho vào súp lòng đỏ trứng gà, làm nóng lại, cho thêm đường muối theo khẩu vị.
    Ăn lạnh, khi ăn bày trí lên trên là sữa béo đánh bông, các hạt kẹo nhỏ màu tươi.


    Súp sữa với dâu đất (22) :

    Thành phần: 100g (yến) mạch, 0,75 lít sữa, 250g dâu đất, đường, lạc tây.

    Cách nấu: (Bột) lúa mạch + sữa sôi, để vài tiếng đồng hồ, đậy nắp. Rồi cho dâu đất nguyên hoặc dằm nát, thêm đường. Khi ăn rắc ít lạc lên trên.


    Súp sữa với dâu tây (22):

    Thành phần: 1 lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng canh đường, 5 cốc sữa, 2 + 1/2 cốc dâu tây.

    Cách nấu: Lòng đỏ trứng gà đánh tan với đường và cho sữa nóng vào, hâm nóng lại nhưng không để sôi, tắt bếp, làm lạnh. Thêm 1 + ½ cốc dâu dằm nhuyễn và dâu nguyên 1 cốc. Ăn lạnh.


    Súp sữa với dưa lưới (23):

    Thành phần: 600g dưa lưới, 1 muỗng canh đường, 5 cốc sữa, 1 lòng đỏ trứng gà.

    Cách nấu: Dưa lưới cắt vỏ, cắt nhuyễn cho vào nồi, cho đường hấp đến chín. Sữa đánh với lòng đỏ trứng gà, hâm nóng nhưng chưa tới sôi, bắt ra khỏi bếp để lạnh, cho dưa đã nấu chín vào. Ăn lạnh
    Nguồn: Chị Freida-WTT
     
  15. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Đây là cách nấu bột sữa - ngô ngọt của em ạ
    ( em toàn làm áng chừng, không có phân lượng cụ thể đâu ạ - trừ sữa - bác đừng mắng em đó nha )
    Nguyên liệu:
    Ngô ngọt tươi(*): khoảng 1, 2 thìa ( tùy tuổi của bé, tùy bé ăn nhiều hay ăn ít)
    Bột gạo: 2, 3 thìa ( có thể dùng bột ăn liền(**) hoặc bột sống(***))
    Sữa công thức ( tùy theo độ tuổi của bé mà cho lượng phù hợp)
    Cách làm:
    (*) giã hoặc xay nhỏ ---> lọc lấy nước đủ dùng, đun sôi tới chín nếu dùng (**); nếu dùng (***) thì hòa tan (***) vào (*) và quấy bột như bình thường.
    Khi bột chín, hòa chút sữa công thức - hòa đặc vừa đủ tan sữa để tránh vón cục thôi nhé, trộn chung với bột ( nhớ để bột chỉ vừa đủ ấm thôi nha) ----> măm măm.
    P/S: Bạn có thể thay bột bằng gạo, sữa công thức bằng sữa tươi để nấu cháo cho trẻ lớn. Tuy nhiên, sữa tươi thì cho vào nấu cùng với cháo.
    ----> thành phẩm: ngon tuyệt cú mèo
    Nguồn : Mẹ Bill Bờm _ WTT
     
  16. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    - Súp sữa (5)

    Thành phần : 1 lít sữa, 40g bột mì, muối

    Bột khuấy trong nước lạnh, sau đó vừa khuấy vừa đổ sữa nóng (sôi) cho muối, đun 10 phút.

    Súp ngon hơn nếu cho thêm trứng đánh bông và một chút bơ.


    2- Súp sữa nấu mì (5)

    Thành phần : 1,5 lít sữa, 0,5 lít nước, 5-6 muỗng mì sợi nhỏ, 1 trứng gà, 30g bơ, đường, muối.

    Cho mì sợi vào nồi nước đun sôi có muối, đun 8-10 phút, lọc qua lưới lấy mì. Sữa, muối đun sôi và cho mì mới nấu vào đun nóng lên.

    Trước khi bày bàn ăn cho sữa và lòng đỏ trứng gà đánh lên, cho bơ, đường và không nấu
    Nguồn: Chị Freida-WTT
     
  17. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Em mạn phép bác Freida post 1 bài về "Sữa - Quà cho mọi người" em mới sưu tầm được của Bác sĩ Nguyễn Ý- ĐỨC.


    Trong phần ăn của mọi người, các nhà dinh dưỡng và y học đều khuyên nên bao gồm sữa, vì đây là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể.

    Sữa là một chất lỏng mầu trắng đục chẩy ra từ tuyến vú của phụ nữ hoặc một số động vật giống cái để nuôi con.

    Về ẩm thực, khi nói đến sữa thường là nói tới "sữa bò" vì loại sữa này rất thông dụng và chiếm hầu hết thị trường sữa. Ngoài ra còn sữa trâu nước, sữa cừu, sữa lừa, sữa dê...

    Sữa được dùng theo nhiều cách và có thể phối hợp với các thực phẩm khác. Ta có thể nấu thịt, rau, đậu với sữa; làm nước xốt khi nấu chung với thịt, trứng, rau hoặc dùng như món điểm tâm mỗi buổi sáng với ngũ cốc chế biến khô (cereals).

    Bài dưới đây trình bầy một số kiến thức thông thường về sữa bò.

    Sữa bò là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho con người nên bò cái đã được mệnh danh là" Mẹ Nuôi của Loài Người" (The Foster Mother of Human Race). Suốt thời gian dài gần 300 ngày sau khi sanh con, bò liên tục tiết ra nguồn sữa bổ dưỡng, nhưng không phải chỉ để nuôi con mà phần lớn lại đi vào dạ dầy con người.

    Các loại sữa bò

    Trên thị trường, có nhiều dạng sữa bò khác nhau mà ta có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu.

    1- Sữa tươi lỏng.

    Có nhiều loại sữa khác nhau nhưng theo tiêu chuẩn chung thì mỗi lít sữa đều có 36g chất đạm, 600mcg sinh tố A, 10mcg sinh tố D. Khác biệt nhau ở các loại sữa là ở số lượng chất béo.

    a- Sữa nguyên dạng không pha chế, đã được khử trùng, có khoảng 3.25% chất béo.

    b- Sữa ít béo là dạng sữa đã được loại bỏ bớt một phần chất béo, nhưng vẫn còn khoảng từ 0.5% đến 2% chất béo.

    c- Sữa không béo chỉ còn dưới 0.5% chất béo.

    d- Sữa không đường.

    Lactose là loại đường có tự nhiên trong sữa và cần chất xúc tác lactase để được tiêu hóa. Nhiều người, đặc biệt là dân Á Đông, không có chất lactase, nên khi uống sữa thường bị tiêu chẩy, đầy hơi, đau bụng. Đó là tình trạng "không dung nạp" (intolerence) với sữa, thường xuất hiện vào tuổi lên năm. Muốn tránh tình trạng này, người ta thêm men lactase vào sữa để phân hóa lactose.

    Sữa mà 99% lactose được phân hóa gọi là "sữa không đường" (lactose free); phân hóa hết 70% thì gọi là "sữa giảm đường" (lactose reduced).

    e- Sữa thô (raw milk). Đây là dạng sữa tự nhiên vừa được vắt từ bò cái, không qua bất kỳ sự chế biến, nào kể cá việc tiệt trùng. Nhiều người cho rằng loại sữa nguyên chất tự nhiên này có nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế là các điều kiện vắt sữa, cất giữ và chuyên trở không bảo đảm vô trùng nên sữa có nguy cơ gây bệnh nhiễm cho người tiêu thụ. Do đó sữa thô có thể không tốt cho sức khỏe nhất là đối với người cao tuổi, trẻ em và những người suy yếu tính miễn dịch.

    g- Sữa hữu cơ (Organic milk). Sữa từ bò được nuôi bằng thực phẩm tự nhiên không dùng đến thuốc trừ sậu, phân bón hóa học, thuốc kháng sinh và thuốc tăng trưởng. Sữa này đắt hơn sữa thường rất nhiều.

    2- Sữa bột

    Sữa bột không chất béo rẻ hơn sữa dạng lỏng, có cùng số lượng dinh dưỡng, dễ cất giữ nên có thể để lâu, chuyên trở đi xa mà không hư. Sữa bột rất thuận tiện cho việc nấu nướng.

    Sữa có ít chất béo và năng lượng và thường được bổ sung sinh tố A, D.

    3- Sữa đặc có đường.

    Sữa đã được làm đặc bằng các phương thức như cho bay hơi, hâm nóng... để giảm đi tới 60% nước, sau đó bổ sung sinh tố D, đường sucrose rồi đóng hộp. Sữa đặc có cùng giá trị dinh dưỡng như sữa tươi.

    4- Sữa mô phỏng

    Được coi là mô phỏng (imitation) khi sữa không có đủ các chất dinh dưỡng như sữa tự nhiên.

    Khi có đủ chất dinh dưỡng thì được gọi là sữa thay thế (substituted), hay giả sữa (simulated).

    Giả sữa thường được làm bằng chất béo thực vật (dầu dừa), chất đạm của đậu nành, hòa trong nước với vài chất gây hương vị. Giả sữa rẻ hơn và được dùng trong việc nấu thức ăn.

    5- Sữa có ga

    Ngày nay, để cạnh tranh với nước giải khát có ga, nhà sản xuất sữa cũng đưa ra thị trường các loại sữa có ga (carbonated milk). Sữa này được tăng cường hương vị hấp dẫn của trái cây như dừa, táo, lê, dâu ...để lôi kéo người tiêu thụ dùng sữa thay cho nước ngọt. Số trẻ em dùng nước ngọt có hơi rồi bị mập phì, ngày một gia tăng và là mối lo ngại của các bậc cha mẹ cũng như các nhà dinh dưỡng. Sữa có hơi hy vọng giúp giải quyết được vấn nạn này.

    Giá trị dinh dưỡng.

    Sữa bò có vị nhạt, hơi ngọt và mặn vì có đường lactose và muối chlor. Sữa được xem như một trong số các thực phẩm căn bản là carbohydrat, rau, trái cây, thịt các loại, sữa và các sản phẩm từ sữa.

    Sau đây là thành phần cấu tạo của sữa:

    a- Sữa có 87% nước, 3.9% chất béo, 4.9% đường lactose, 3.5 chất đạm, 0.7% khoáng chất và sinh tố.

    b- Sữa là nguồn cung cấp calci rất quan trọng cho cơ thể. Calci cần cho sự duy trì các hoạt động căn bản của cơ thể, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, giảm cao huyết áp và ngăn ngừa ung thư đại tràng.

    c- Sữa có một ít sinh tố B, iod và đồng, rất ít sắt.

    d- Tương tự như thịt động vật, cá và trứng, sữa là nguồn chất đạm rất phong phú với đầy đủ các amino acid căn bản mà cơ thể cần.

    Nguồn đạm chính của sữa là chất casein và whey.

    Casein là chất đạm đặc biệt chỉ có trong sữa, chiếm 82% tổng số đạm có trong sữa bò.

    Whey là chất lỏng còn lại của sữa sau khi sữa đông đặc và gồm có lactoalbumin và lactoglobulin.

    d- Một nửa số năng lượng do sữa cung cấp là từ chất béo bão hòa, nhẹ hơn nước nên nổi lên mặt và có thể được hớt ra.

    Sữa thuần nhất (homogenized milk) là sữa mà chất béo đã được đánh thành những phần tử nhỏ để hòa lẫn với với chất lỏng thay vì nổi lên trên mặt. Sữa này thường có mầu trắng, vị dịu và nhuyễn mịn.

    Chất béo trong sữa là đề tài của nhiều thảo luận nghiên cứu vì một số lý do.

    Trước hết là về giá thành, sữa ít hoặc nhiều chất béo có giá tiền khác nhau.

    Thứ đến, về phạm vi dinh dưỡng thì sữa chuyên trở một số sinh tố hòa tan trong chất béo của sữa mà cơ thể rất cần.

    Và cuối cùng, chất béo cùng với vài hóa chất là yếu tố làm cho sữa có hương vị riêng biệt.

    Một ly sữa 240ml có khoảng 8g chất đạm, 9g chất béo, 35mg cholesterol, 150mcg sinh tố A, và 290mg calci.

    Trong sữa ít béo thì trong ly sữa này chỉ có 3g chất béo, 19mg cholesterol, và lượng sinh tố A mất đi một nửa.

    Nếu là sữa không béo thì chỉ còn 0,50g chất béo và 4,5mg cholesterol.

    g- Lactose là dạng đường chính trong sữa bò và sữa các động vật có vú khác. Ngoài ra, sữa còn một ít đường glucose, galactose.

    Lactose có vai trò quan trọng trong việc chế biến một số món ăn có sữa như kem, sữa đặc có đường, sữa bột không béo, đặc biệt là sự chuyển nâu (browning, caramelization) sữa khi nấu nướng.

    Giá trị của sữa đã được các nhà dinh dưỡng chứng minh và khuyến khích nên dùng sữa trong chế độ ăn uống hàng ngày cho mọi lứa tuổi. Chương trình dinh dưỡng trẻ sơ sinh và các bữa ăn trưa của hầu hết học sinh đều có sữa.

    Các nhà dinh dưỡng khuyến khích việc uống từ hai tới ba ly sữa mỗi ngày. Trẻ em đang tuổi phát triển cần uống nhiều hơn, từ 4 đến 5 ly mỗi ngày.

    Những người lớn được khuyên dùng sữa ít chất béo, còn thiếu niên thì dùng sữa còn nguyên chất béo, vì các em cần chất béo cho sự tăng trưởng.

    Vấn đề an toàn của sữa

    Phẩm chất của sữa tùy thuộc vào một số yếu tố như :

    - Tình trạng hóa chất, sinh học và cách cất giữ sữa.

    - Loại bò, tuổi tác và sức khỏe của bò.

    - Thực phẩm nuôi bò.

    - Thời tiết, nhiệt độ nơi nuôi bò.

    - Thời gian bò tiết sữa.

    Vì ở trạng thái nước và có nhiều chất dinh dưỡng nên sữa là một trong những thực phẩm dễ hư hỏng nhất. Hơn nữa sữa là sản phẩm lấy ra từ bò nên rất dễ nhiễm nhiều loại vi sinh vật có hại. Vì vậy, trước khi đưa ra thị trường, sữa rất cần được kiểm soát kỹ về các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm.

    Bò được vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy sau khi sanh con, liên tục trong khoảng 300 ngày.

    Sữa được chứa trong thùng lớn ở nhiệt độ thấp (khoảng 5ỨC) để ngăn sự tăng trưởng của các vi sinh vật lẫn vào, rồi được kiểm nghiệm về thành phần hóa học, vi khuẩn. Sau đó, sữa được đưa vào máy để làm cho thuần nhất (homogenization), trộn đều mỡ và kem với nhau.

    Giai đoạn kế tiếp là khử trùng với nhiệt độ và thời gian thích hợp.

    Sữa được hâm nóng bằng phương pháp Pasteur (pasteurisation) để tiêu diệt vi khuẩn, nấm độc, mốc meo và vô hiệu hóa một số diếu tố làm sữa có mùi.

    Trước hết, sữa được làm nóng lên đến nhiệt độ 630C và giữ ở nhiệt độ này trong 30 phút rồi hạ nhiệt rất nhanh xuống còn 40C để tiêu diệt những vi khuẩn sống sót. Đôi khi sữa cũng được nấu ở nhiệt độ cao hơn, từ 1380C tới 1500C, nhưng ở nhiệt độ này, một số sinh tố bị phân hủy và chất đạm bị chuyển hóa.

    Cuối cùng là bổ sung các sinh tố, khoáng chất và chất đạm trước khi đóng hộp. Các sinh tố được tăng cường là sinh tố A, D và khoáng calci. Sinh tố A hòa tan trong chất béo nên thường mất một phần khi chất béo được loại bỏ. Tăng cường sinh tố D trong sữa giúp chống bệnh còi xương trẻ em (rickets) do thiếu sinh tố này.

    Nói chung, việc sản xuất sữa phải luôn luôn tuân theo các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm do các giới chức có thẩm quyền quy định, để đảm bảo không gây ra bất cứ tác hại nào cho người tiêu dùng.

    Cất giữ sữa

    Sữa là môi trường rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sản và phát triển. Hóa chất do vi khuẩn tạo ra làm thay đổi mùi vị của sữa. Cho nên, việc cất giữ sữa là rất quan trọng để bảo đảm sữa được an toàn và bổ dưỡng.

    Sau đây là mấy điều cần lưu ý trong việc sử dụng sữa:

    .
     
  18. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Sau đây là mấy điều cần lưu ý trong việc sử dụng sữa:

    a- Khi mua, nên để ý ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên sản phẩm. Đây là những thông tin mà nhà sản xuất bắt buộc phải ghi rõ, để người tiêu dùng biết được khoảng thời gian mà sữa đó có thể sử dụng một cah an toàn.

    b- Sữa tiệt trùng trong quá trình chế biến vẫn có thể bị nhiễm vi khuẩn nếu không cất trong tủ lạnh ở nhiệt độ 40C ngay sau khi mua về. Nên để sữa ở phía trong tủ lạnh hơn là ở ngăn cửa tủ lạnh.

    c- Ánh sáng mặt trời, ánh đèn ...khi chiếu vào sữa chỉ trong vòng vài giờ có thể làm mất đi tới 70% sinh tố B2 (riboflavin) và một số sinh tố A. Vì thế, nên giữ sữa trong bình mờ đục, trong hộp giấy cứng thì tốt hơn là bình nhựa hoặc bình thủy tinh trong suốt.

    đ- Khi để trong tủ lạnh, nên đựng sữa trong bình kín để khỏi bị lẫn mùi thực phẩm khác. Không đổ sữa dùng còn dư trở lại bình sữa.

    e- Sữa tươi uống lạnh là tốt nhất, nhưng vào mùa lạnh mà uống sữa ấm nóng cũng tốt. Sữa nóng nên uống ngay, nếu để lâu thì calci và chất đạm trong sữa đóng màng trên mặt. Nếu vô tình gạt bỏ màng này là bỏ đi phần lớn chất dinh dưỡng của sữa.

    g- Sữa bột còn nguyên trong hộp chưa mở nếu cất giữ ở nơi khô và mát trong tủ thực phẩm thì còn an toàn tới vài ba tháng. Khi đã mở ra thì cần được đậy thật kín, tránh hơi ẩm xâm nhập để vi khuẩn không tăng trưởng và để giữ nguyên mùi vị của sữa.

    h- Nhiệt độ đông lạnh thay đổi mùi vị và cấu trúc của sữa bằng cách làm các phần tử đạm tan rữa mà khi rã đá, đạm lại dính với nhau. Sữa sẽ không còn nhuyễn mịn, chất béo bị oxy hóa và sữa có mùi dầu. Tuy giá trị dinh dưỡng của sữa có bị ảnh hưởng đôi chút nhưng sữa vẫn an toàn.

    i- Sữa đặc có đường đã được đun nóng để giảm bớt hơi nước nên cũng mất đi một số sinh tố C, B. Hộp sữa chưa khui cần được cất giữ nơi khô, mát, không có ánh sáng. Nếu đã khui ra mà không dùng hết thì đổ vào bình chứa, đậy kín và cất trong tủ lạnh.

    k- Khi nấu với thực phẩm khác, nên đun nhỏ lửa để tránh sữa chuyển mầu nâu vì đường lactose bị phân hóa.

    Vài hàng về sữa dê.

    Sữa dê cũng là thực phẩm rất tốt nhưng chỉ một số người cần kiêng khem hoặc có dị ứng với sữa bò mới dùng.

    Sữa dê cũng có các dạng chế biến khác nhau như sữa tươi, sữa chua, pho mát, đóng hộp.

    Sữa dê có vị hăng cay mà sữa bò không có nhưng có cùng chất dinh dưỡng và chất béo lại dễ tiêu hơn. Sữa dê thường không được tăng thêm các sinh tố A, D như sữa bò nên người dùng sữa dê cần dùng thêm các sinh tố này.

    Một vài công dụng khác của Sữa:

    a- Tráng trứng gà: Cứ hai quả trứng cho thêm một thìa cà phê sữa, khuấy đều rồi cho vào chảo rán. Trứng sẽ cuốn mềm mại và ngon ngọt hơn.

    b- Làm bánh. Cho một chút sữa vào bột, bánh sẽ có mầu vàng óng ánh.

    c- Hầm cá. Đun sôi nước có gia vị, bỏ cá vào, thêm một thìa sữa. Món ăn hết mùi tanh của cá mà cá lại mềm ngon hơn.

    đ- Luộc bắp cải hoặc khoai tây: Cho thêm một thìa sữa vào nồi, rau sẽ trắng hơn và ngon hơn.

    Kết luận

    Sữa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và thích hợp cho mọi lứa tuổi để có một sức khỏe tốt.

    Cho nên, uống hai ly sữa mỗi ngày là điều nên làm
    Bài viết trên là của mẹ gaby 83-WTT
     
  19. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Sữa: không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, nếu không protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá hủy. Khi nấu sôi sữa, không giữ trên lửa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau... với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước, sau mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay.. Các mẹ khi nấu súp sữa cho con thì chú ý điều này nhé.

    Nguồn :mẹ gaby 83-WTT
     
  20. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Mình cũng mạo muội chỉ cho bạn ít kinh nghiệm giảm bột tăng sữa, bạn thử xem có được không. Đó là mình tăng lượng sữa trong bột của bé lên và giảm bớt bột đi. 9 tháng là bé có thể dùng sữa tươi để nấu súp, cháo sữa rồi nên mình thường nấu súp sữa cho con. Ví dụ, trong trường hợp của con mình, lúc đầu mình chỉ cho bé ăn bột mặn, mỗi bữa cháu ăn 200ml. Trong đó có bột, rau và thịt hoặc tôm. Bây giờ mình giảm hẳn bột và thịt hoặc tôm đi mà thay vào đó là sữa tươi. Cách nấu như sau: mình nấu cháo để riêng, xay thịt hoặc tôm sống. Mỗi bữa mình lấy cháo và thịt cho vào nồi, thêm khoảng 50ml sữa tươi, đun sôi lên cho thịt chín rồi nêm 1 ít dầu ăn. Cho vào máy xay đã rửa sạch và tráng bằng nước nóng già. Rau thì mình hấp 1 bát con con vào nồi cơm lúc cơm sôi, khi đem ra thì vừa chín tới. Rau này cũng cho vào máy xay. Xay tất cả lên và đổ ra bát. Mình thấy món bột sữa này hấp dẫn lắm, con mình ăn hết 200ml một bữa, đi ị phân đẹp. Khi nếm thì mình thấy bột có vị ngậy của sữa, thơm thơm của tôm hoặc thịt và có vị ngọt của rau. Nếu bạn muốn cho thêm vào ít phomai tưoi thì cũng k sao, bé nếm tốt.

    Con của mình hiện giờ được 10 tháng, mình cũng làm theo hướng dẫn của bác Freida, thỉnh thoảng mình sáng tạo thêm 1 tí cho phù hợp với khẩu vị của con. Tháng vừa rồi con mình lên được 4 lạng là 9.4 kg, dù mọc thêm 4 chiếc răng. Đêm bé ngủ ngoan, thẳng giấc, không bị mồ hôi nhiều nữa. Cháu rất hay leo trèo và nghịch ngợm. Mình nhìn con thấy vui lắm. Trong lòng phấn khởi vô cùng nên càng chịu khó làm nhiều món ngon cho con ăn.

    Nguồn :mẹ gaby 83-WTT
     

Chia sẻ trang này