Thực hành Phật Giáo trong đời sống hàng ngày

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi EnCon, 14/6/2009.

Tags:
  1. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Em xin mạn phép mở thêm mục này nhằm góp phần phổ biến chút ít kiến thức trong việc tu tập,thờ cúng trong đời sống của mọi người .Mong mọi người chung tay đóng góp thêm bài vở nhằm hướng sự tu tập,thờ cúng theo đường lối đúng đắn của nhà Phật .Mọi tài liệu em đưa đều ghi rõ nguồn .Mọi người có thể tham khảo thêm những giáo lý nhà Phật cơ bản dưới đây dành cho hết thảy chúng sinh ở topic này:

    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php?p=756755#post756755
    Mong ý kiến đóng góp của mọi người,xin chân thành cảm ơn đã theo dõi.

    Cốt tủy không sát sanh của người cư sĩ là không giết người.20/10/2008 04:48 (GMT+7)Kích cỡ chữ: HỎI: Tôi là một Phật tử tại gia. Tốt nghiệp đại học nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng), tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).


    Tôi có ý định xin chuyển sang công việc khác nhưng điều kiện không cho phép. Một số việc tôi rất thắc mắc và không biết làm như thế nào cho đúng, ví dụ để có một bát cơm thơm ngon thì người nông dân phải xịt thuốc giết hại rất nhiều sâu rầy. Người Phật tử tại gia (nhất là nông dân) phải sống làm sao để vừa thực hiện theo lời Phật dạy không sát sanh vừa lao động sản xuất? Chúng tôi ở vùng nông thôn, các côn trùng như kiến, gián, muỗi... rất nhiều, rất khó để không làm tổn thương đến chúng. Đương nhiên là một Phật tử thì cố gắng hạn chế sát thương chúng sanh tối đa nhưng nếu lỡ làm chết những sinh vật nhỏ này rồi thì có chịu quả báo không? Tôi đọc sách Đức Phật và Phật pháp, trong đó có nói nghiệp báo của mỗi người chủ yếu do “tác ý” tạo nên, như vậy người nông dân phun thuốc giết chết sâu bọ… những việc này có “tác ý” không và có chịu tội không? (nguyen... ngoc@yahoo.com.vn)

    ĐÁP:Bạn nguyen… ngoc thân mến!

    Thường thì sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích phát nguyện thọ trì năm giới. Trong đó, không sát sanh là giới cấm đầu tiên và vị thầy truyền giới thường giải thích một cách tổng quát về không sát sanh là không được giết hại tất cả chúng sanh, từ người đến vật, từ lớn đến nhỏ, kể cả những loài nhỏ nhít như sâu kiến cho đến vi trùng. Cách giải thích như vậy thường đem đến không ít băn khoăn và lúng túng cho hàng Phật tử trong quá trình hành trì giới cấm này trong cuộc sống hàng ngày, vì đó là điều không thể.

    Thực ra, nghiên cứu giới luật của hàng Phật tử tại gia, đơn cử như kinh Ưu bà tắc ngũ giới tướng (Minh Lễ dịch, Thành hội PG TP.HCM ấn hành, 1994) chúng tôi thấy rằng Phật dạy người đệ tử tại gia giữ giới không sát sinh là không được giết người và tránh không được giết những con vật lớn như trâu, bò, ngựa… Con người là đối tượng chính yếu của giới không sát sanh và những con vật lớn là đối tượng thứ yếu. Trong kinh Ưu bà tắc ngũ giới tướng, Đức Phật triển khai chi tiết về giới không sát sanh nhưng không đề cập đến côn trùng như sâu, rầy, kiến, vi trùng… Như vậy, hàng Phật tử giữ giới không sát sanh với trọng tâm chủ yếu là không giết người.

    Đây chính là cơ sở quan trọng để hàng Phật tử tại gia thực hành giới không sát sanh. Và điều này chúng ta cũng tìm thấy trong kinh Đức Phật hóa độ quy y cho những người dân ở các xóm chài làm nghề đánh cá hay các phường thợ săn, chuyên săn bắt chim thú. Những người này đều giữ giới không sát sanh với con người là đối tượng chính yếu, còn đối với loài vật được khuyến khích giảm thiểu, hạn chế sát hại chứ không cấm hẳn. Hiểu và ứng dụng về giới không sát sanh một cách linh động như vậy thì hàng Phật tử với nhiều hoàn cảnh mưu sinh khác nhau mới có thể giữ giới được.

    Riêng giới không sát sanh của người xuất gia thì Đức Phật có đề cập tới các sinh vật nhỏ nhít như côn trùng, vi trùng nhưng nếu có phạm đến chúng thì chỉ là tội nhẹ chứ không phải trọng tội. Ngày xưa khi Phật còn tại thế, có một Tỳ kheo đi đường qua vùng sa mạc, trời nóng khát nước cháy cổ, gặp vũng nước có nhiều vi trùng nên không dám uống. Tỳ kheo ấy đến bạch với Đức Phật: Bạch Thế Tôn, con rất khát nước, con dùng thiên nhãn thấy vũng nước bên đường có vô số vi trùng nên không uống được. Phật bảo: Sao ông không dùng nhục nhãn (mắt thường) mà nhìn? Câu chuyện cho thấy cứu người vẫn là trên hết đồng thời thể hiện rõ nét tinh thần phương tiện. Bởi lẽ dù cố gắng đến mấy người xuất gia cũng không thể tránh việc vô tình giẫm đạp côn trùng và uống nước trong đó có vi trùng hay uống thuốc diệt trùng khuẩn để trị bệnh, tạm gìn giữ chiếc bè thân thể để chèo chống qua đến bờ kia.

    Đối với hàng Phật tử tại gia, mỗi nghề mỗi nghiệp, không ai có thể tránh khỏi việc tạo nghiệp, chỉ khác nhau là tạo nghiệp nặng hay nhẹ, nhiều hay ít khác nhau mà thôi. Buôn bán thì phải kiếm lời, để chống ngoại xâm bảo vệ đất nước thì phải đánh giặc, làm ruộng rẫy tất yếu phải tổn hại đến sâu, rầy, giun, kiến v.v… nói chung tất cả đều tạo nghiệp. Nhưng nếu bây giờ mọi người đều sợ tạo nghiệp mà không buôn bán, không đánh giặc, không lao động sản xuất… thì tội còn nặng hơn. Phải hiểu rằng Đức Phật chế giới không sát sanh là không giết nguời để ngăn chặn tâm ác. Tất nhiên giết người thì phạm tội sát, đọa A tỳ địa ngục, còn lỡ làm tổn hại những loài khác (dù không cố ý) thì tội nhẹ hơn. Nhận thức như vậy thì các Phật tử quy y giữ giới không sát sanh tránh được sự lúng túng trong việc mưu sinh.

    Như vậy, việc người nông dân chủ động sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ mùa màng chắc chắn là có tạo nghiệp nhưng không phạm vào giới sát sanh (trọng tội giết người) mà chỉ phạm tội nhẹ. Vì sự sống cho gia đình và xã hội có bát cơm ăn (phước báo lớn) người nông dân tất phải tạo nghiệp (chịu tội nhỏ) đối với loài côn trùng sâu bọ là chuyện bình thường. Không thể cầu toàn trong thế giới tương đối này, do đó người Phật tử phải nhận rõ về những điều chính yếu và thứ yếu của giới không sát sanh để thực hành và tùy duyên làm lợi ích cho chúng sanh.

    Chúc bạn tinh tấn!
    Nguồn:giacngo.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi EnCon
    Đang tải...


  2. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Một vài sẻ chia về kinh nghiệm thực tập ăn chay04/10/2008 07:32 (GMT+7)Kích cỡ chữ:
    LTS: Vừa qua, Tổ Tư vấn nhận được thư của bạn Thanh Quang (Đaklak) chia sẻ kinh nghiệm thực tập ăn chay trong đời sống hàng ngày. Thiết nghĩ, ăn chay là một trong những phương thức tu tập rất quen thuộc nhưng để thích ứng với nhiều phương diện và hoàn cảnh của cuộc sống cũng có nhiều điều đáng bàn. Xin giới thiệu một số nhận thức và kinh nghiệm ăn chay của bạn Thanh Quang như một lời tâm tình sẻ chia đến với bạn đọc. GN


    • Ăn chay có cần phải nấu nồi riêng, bát đũa riêng?

    Nếu bạn là người ăn chay trường, trong khi các thành viên khác trong gia đình không ăn chay trường, thì bạn nên nấu bằng nồi riêng, ăn bát đũa riêng. Vì soong nồi bát đĩa dùng mặn có thể có mùi thịt cá làm bạn không dễ chịu. Nhưng nếu bạn chỉ ăn chay kỳ thì việc làm này là không mấy cần thiết.

    • Rượu bia cũng được làm từ chất liệu chay?

    Hoàn toàn đúng! Là Phật tử bạn nên biết rằng trong năm giới cấm của người cư sĩ, có giới không được uống rượu bia. Một trong những lý do ăn chay là tiêu thụ giản dị. Một lon bia có giá trị bằng một bữa ăn đạm bạc, trong khi hành tinh chúng ta còn bao nhiêu triệu người nghèo đói. Là người Phật tử, học theo hạnh từ bi của Như Lai chúng ta phải ý thức điều này trong tiêu thụ. Đó là chưa nói đến những tác hại khác do bia rượu gây ra.

    • Ăn trứng gà công nghiệp có được không?

    Về nguyên tắc, trứng gà công nghiệp không nở ra con, tức không chứa mầm sống, nhưng nó rất giống trứng gà thường (có mầm sống). Tôi nghĩ không nên dùng khi ăn chay. Còn nếu bạn có quan điểm khác, bạn bảo “ăn được” thì... cũng không sai.

    • Nếu ngày chay mà đi dự tiệc thì phải như thế nào?

    Đã ăn chay thì bạn không nên tham dự những buổi tiệc mặn. Đám cưới, đám giỗ, tiệc tùng của người thân, nếu có bạn thì vui hơn nhưng không có bạn thì cũng chẳng sao. Bạn có thể bày tỏ tấm lòng với người thân bằng cách chỉ gởi quà chúc mừng, nếu chỗ thân tình thì nên nói thẳng lý do để được cảm thông.

    • Tôi ăn chay ngồi chung bàn với người ăn mặn, họ vô tình (lấy đũa của họ đang ăn mặn) gắp thức ăn chay cho tôi?

    Đã ăn chay thì bạn không nên ngồi chung bàn với người ăn mặn. Đã ngồi chung bàn với người ăn mặn thì có thể bỏ qua một kỳ ăn chay. Nhiều người vẫn ngồi chung bàn với người ăn mặn nhưng chỉ ăn món chay, phần lớn là để chứng tỏ mình ăn chay hơn là vì mục đích cao cả của việc ăn chay. Ăn chay như thế có thể chỉ để làm tăng thêm bản ngã mà thôi. Người ăn chay không cần phải chứng tỏ là mình đang ăn chay đâu.

    • Đến ngày chay mà trong nhà còn thức ăn mặn, có thể để qua ngày chay dùng tiếp được không?

    Sao lại không! Nhưng tốt hơn là khi gần đến ngày chay thì bạn không nên mua nhiều thịt, cá. Ví dụ, bạn phát nguyện ăn chay 4 ngày/tháng, tức bạn sẽ ăn chay vào các ngày mùng 1, 14, 15 và 30 âm lịch hàng tháng. Vậy thì bạn không mua hoặc mua rất ít thịt cá trong ngày 13 và 29. Đến cuối những ngày này thì thức ăn mặn sẽ không còn trong bếp nhà bạn. Trường hợp, ngày 14 (hoặc 30) còn thức ăn mặn, bạn có thể bố thí. Nhưng tốt nhất, bạn nên lập kế hoạch để đến ngày chay, trong nhà bạn không còn thức ăn mặn.

    • Hôm nay là ngày chay, nhưng tôi “lỡ” ăn mặn, có sao không?

    Bằng chứng là bạn đã không sao. Nhưng lần sau bạn thận trọng hơn.

    • Tôi đi công tác, ăn chay thật khó khăn?

    Nếu là người ăn chay trường, bạn nên cố gắng khắc phục. Đi công tác nơi xa xôi, bạn có thể mua mì (phở, cháo) gói chay mang theo. Nếu chỉ ăn chay kỳ, trong trường hợp khó khắc phục, bạn có thể bỏ qua kỳ này.

    • Món chay giả mặn, nên chăng?

    Phần lớn Tăng, Ni và cư sĩ đều không đồng tình với việc giả mặn, nhưng trong thực tế việc giả mặn rất phổ biến. Ta có thể khắc phục tình trạng này như sau: Là Phật tử, chúng ta tuyệt đối không giả mặn trong khi làm các món chay. Vào quán chay, không gọi những món giả mặn. Đặc biệt, quý Tăng Ni tuyệt đối không thọ món giả mặn do cư sĩ cúng dường trong những dịp trai tăng. Như vậy, sau một vài lần cư sĩ sẽ không giả mặn nữa.

    • Lợi ích của ăn chay?

    Ý thức rằng ăn chay là để tôn trọng sự sống, để bảo vệ sức khoẻ, để nuôi dưỡng lòng thương đối với muôn loài và tránh quả báo sát hại. Có thể bạn chưa ăn chay trường được nhưng bạn nên luôn tâm niệm tìm cách giảm thiểu tối đa việc sát sanh.

    Là Phật tử chân chánh, bạn cần thấy được bản chất của vấn đề chứ không nên bám vào các hình thức cứng nhắc. Khi hiểu được bản chất của việc ăn chay, bạn sẽ không còn kẹt vào hình thức và trong bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể phát huy được lợi ích của việc ăn chay.
    Nguồn:giacngo.vn
     
  3. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Cúng giỗ giản đơn26/08/2008 21:18 (GMT+7)Kích cỡ chữ: HỎI:Tôi có một người bạn là Phật tử tri thức, gia đình khá giả. Có một điều bạn làm tôi băn khoăn là vào những ngày giỗ ông bà, gia đình bạn không bày cỗ bàn mà chỉ chưng dọn hoa trái và trà bánh. Khi con cháu hội tụ đầy đủ thì đốt đèn, dâng hương niệm ân. Sau đó là ăn bánh, uống trà và kể chuyện về ông bà để con cháu rõ biết cội nguồn. Tôi không hiểu cúng giỗ giản đơn như vậy có phù hợp với người Phật tử không?
    (HỒNG HẠNH, P.10, Q.11,TP.HCM)



    ĐÁP:Bạn Hồng Hạnh thân mến!
    Điều cơ bản và quan trọng nhất trong cúng bái, giỗ quảy là lễ bạc mà lòng thành. Và tất nhiên, nếu ai có điều kiện sắm sanh đầy đủ lễ phẩm cùng với lòng thành thì càng quý hóa hơn. Trong cúng giỗ, không nên quá chú trọng đến hình thức rình rang bên ngoài mà quan trọng là sự thành tâm, cung kính đối với tiền bối, kết nối được truyền thống gia tộc giữa các thế hệ với nhau và nhất là đem đến lợi ích thiết thực cho người đã mất.

    Tuy nhiên, cũng không nên đơn giản quá (trừ trường hợp quá khó khăn), có thể nói lễ phẩm cúng giỗ là tùy tâm, tùy hoàn cảnh, ngoài hoa quả nhang đèn trà bánh thiết nghĩ cũng nên có cơm nước, dù đơn sơ đạm bạc. Mâm cơm, bát nước dâng cúng tổ tiên ông bà cha mẹ là biểu trưng cho lòng thành kính và phụng dưỡng. Lúc ông bà cha mẹ còn sanh tiền, việc dâng cơm nước là sự thể hiện cụ thể nhất lòng hiếu kính của con hiền cháu thảo.
    Ngày xưa, mỗi khi đến vụ mùa, những nông sản đầu tiên gặt hái được đều đem cúng tổ tiên ông bà cha mẹ trước, sau đó con cháu mới dùng. Ngày nay cũng vậy, mỗi khi có món ngon đều dâng lên cha mẹ trước để thể hiện sự thương kính. Do vậy, mâm cơm dâng cúng trong ngày kỵ giỗ là những lễ phẩm cần yếu. Ngoài ý nghĩa biểu trưng, cơm nước là những vật thực mà ngoài loài người, một số chúng sanh khác có thể thọ dụng ăn uống được (như quỷ thần chẳng hạn). Trong trường hợp mà ông bà cha mẹ chúng ta chưa siêu thoát hoặc tái sanh vào các loài chúng sanh có thể thọ dụng vật thực của loài người thì mâm cơm bát nước vừa mang ý nghĩa biểu trưng vừa có giá trị ẩm thực rất thiết thực.
    Do vậy, việc tổ chức cúng giỗ tuy giản đơn nhưng hội đủ các yếu tố văn hóa và tâm linh như bạn đã nêu, trong chừng mực nào đó là tạm được, nếu lễ phẩm có thêm cơm nước nữa thì sẽ chỉn chu hơn.


    CẦU SIÊU ĐỘ Ở NHỮNG NƠI THƯỜNG XẢY RA
    TAI NẠN GIAO THÔNG
    HỎI: Trước thực trạng nhiều tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra ở rất nhiều nơi, thiết nghĩ, Tăng Ni và Phật tử ở mỗi địa phương (những nơi xảy ra tai nạn giao thông liên tục) nên lập đàn chẩn tế cầu siêu cho các vong hồn nạn nhân được siêu thoát. Tôi nghĩ đây là một trong những việc làm thiết thực để giúp cho âm siêu dương thái, góp phần giảm thiểu tai nạn. Mong được quý Báo chia sẻ.
    (VÕ ANH THY, Quy Nhơn, Bình Định)
    ĐÁP:Bạn Võ Anh Thy thân mến!
    Hiện nay, tại những “cung đường tử thần”, sau các sự cố tai nạn giao thông thảm khốc, gia đình nạn nhân thường tổ chức cúng tế, cầu nguyện cho các vong hồn xấu số được siêu thoát. Ở một vài địa phương, chư Tăng Ni và Phật tử đã phát tâm từ bi cúng tế, thí thực tại những nơi thường xảy ra tai nạn nhằm cầu nguyện âm siêu dương thái. Đặc biệt, trong dịp Đại lễ Vu lan-rằm tháng Bảy thì việc chẩn tế thí thực cầu siêu độ tại những nơi này càng được chú trọng hơn. Đây là những việc làm có ý nghĩa thiết thực, đem lợi ích to lớn cho người còn cũng như người đã mất.
    Theo Phật giáo, mọi sự việc nếu hội đủ nhân duyên thì sẽ thành tựu. Tai nạn giao thông hiện nay là vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội. Để khắc phục, hạn chế bớt tai nạn, trước hết cần phối hợp đồng bộ về các phương diện như an toàn cầu đường, các phương tiện tham gia giao thông đạt chuẩn và nhất là nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông của những người điều khiển các phương tiện giao thông. Việc tổ chức giải oan bạt độ, chẩn tế âm linh cô hồn tại những nơi thường xảy ra tai nạn để giải nghiệp cho những người tử nạn, giúp họ chuyển hóa và siêu thoát cũng rất cần thiết. Dưới tuệ giác Duyên khởi, đó cũng là một trong những nhân duyên quan trọng về phương diện tinh thần nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
    Chúc các bạn tinh tấn!

    HỘP THƯ -Thời gian vừa qua, Tổ Tư vấn đã nhận được thư tín của các độc giả như: Bạn Trương Vĩnh Nơ (Lý Tự Trọng, P.7, Tuy Hòa, Phú Yên), phản ánh về việc hình ảnh Phật và Bồ tát bị đem làm nhãn hiệu của các sản phẩm nhang đèn; Bạn Tâm Ngọc (210 Nguyễn Thị Minh Khai, TP.Quy Nhơn, Bình Định) hỏi về các vấn đề liên quan đến xá lợi; Bạn Nguyên Vinh (Trường chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa), muốn đi tu nhưng băn khoăn vì sợ cha mẹ không cho phép; Bạn Lục Diệp (Cty Cao su Dầu Tiếng, Bình Dương) hỏi về vấn đề tụng kinh đổ nghiệp; Bạn Minh Hậu (Nguyễn Trung Trực, P.5, Bình Thạnh, TP.HCM) hỏi về ý nghĩa của các danh xưng Tỳ kheo, Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng... Những vấn đề trên chúng tôi đã giải đáp và đăng tải trong các số báo trước đồng thời đã tập thành trong tác phẩm Phật pháp bách vấn, tập I & II hiện đang phát hành trên toàn quốc. Vậy các bạn có thể tìm đọc Phật pháp bách vấn, tập I & II để tri tường. Chúc các bạn an khang và tinh tấn.
    Nguồn:giacngo.vn
     
  4. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Phóng sanh & ăn chay05/08/2008 08:52 (GMT+7)Kích cỡ chữ:
    HỎI :Nhận thấy đạo Phật có phương thức tu tập phóng sanh, nhất là vào các dịp lễ hoặc khi cá nhân có duyên sự thì phóng sanh chim cá rất nhiều, nên không ít người đã đánh bắt chim cá (đem vào chua hoặc gần chùa) bán cho Phật tử phóng sanh. Chúng tôi biết có một số người đã dùng thủ đoạn tàn ác nhổ bớt lông một bên cánh chim hay cắt bớt một bên vây của cá nên khi phóng sanh xong rồi chim không bay xa được, cá cũng không bơi lặn sâu được nên người ta bắt lại chúng một cách dễ dàng. Và như thế những sinh vật ấy dù được người phóng sanh, thả về thiên nhiên mà phần lớn vẫn không thoát chết.
    Do đó chúng tôi nghĩ rằng, tu tập phóng sanh không nhất thiết phải mua con này con kia thả ra mà có thể thay thế bằng một hình thức khác như ăn chay chẳng hạn. Bởi ăn chay tức là đã phóng sanh rồi, và nếu ta không mua chim cá phóng sanh thì họ không mang vào chùa bán tất chùa chiền sẽ được trang nghiêm.
    Trên đây là ý kiến của chúng tôi về việc phóng sanh, kính mong quý Báo và bạn đọc chia sẻ thêm.
    (QUẢNG HUỆ, Thị trấn Phú Hòa, Chưpăh, Gia Lai;thanhyen05...@yahoo.com)



    ĐÁP: Bạn Quảng Huệ và thanhyen… thân mến!


    Bàn về vấn đề phóng sanh, cách đây không lâu, chúng tôi đã có bài đăng trong mục Tư vấn, báo GN và hiện được tập thành trong sách Phật pháp bách vấn (tập II, Nxb Tôn Giáo, 2007, tr.86). Vì thế, các bạn có thể tìm đọc thêm ở tác phẩm này để hiểu cặn kẽ hơn về những vấn đề liên quan đến phóng sanh theo quan điểm Phật giáo.

    Phóng sanh và ăn chay, theo chúng tôi, đây là hai lĩnh vực khác biệt nhau dù chúng có liên hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Phóng sanh có nghĩa là tự mình hoặc mình cùng với người tìm cách phóng thích, giải phóng cho những chúng sanh đang bị giam cầm, trói buộc; cứu giúp, giải thoát các chúng sanh đang kề cận hiểm nguy sanh tử, vượt qua tai ách. Do vậy, phóng sanh là một trong những biểu hiện của tu tập đại bi (bi năng bạt khổ), một hành vi cứu khổ thiết thực, giúp chúng sanh vượt thoát hiểm nguy và hoạn nạn để đạt đến an vui. Còn ăn chay là không ăn thịt và các thực phẩm được chế biến từ động vật, một hình thức tôn trọng và bảo vệ sự sống của muôn loài. Tuy nhiên, ăn chay không phải là hình thức can thiệp trực tiếp để giải cứu, giải thoát cho chúng sanh thoát khỏi tai ach như phóng sanh. Do đó, không nên xem “ăn chay tức là đã phóng sanh rồi” mà lý tưởng là đã ăn chay rồi thì nên cần phóng sanh để trợ duyên thêm.

    Chúng tôi đồng ý với lập luận rằng tu tập phóng sanh thì “không nhất thiết phải mua con này con kia thả ra” vì đối tượng được phóng sanh rất rộng lớn, bao gồm tất cả chúng sanh. Nên khi người Phật tử chọn mua chim cá để phóng sanh chỉ mang ý nghĩa biểu trưng và cũng vì chim cá là những sanh vật dễ mua để phóng sanh hơn các loài khác. Trong khi phóng sanh có ý nghĩa cao cả nhất là hướng đến đối tượng con người, tức nỗ lực cứu thoát con người ra khỏi oan ức, tù đày, áp bức hay cứu vớt con người thoát kiếp nô lệ, nợ nần v.v… Trong ý nghĩa này, người con Phật và nhân loại tiến bộ trên thế giới đang nỗ lực “phóng sanh” bằng cách đấu tranh không ngừng với bản thân và xã hội nhằm kiến tạo dân chủ, công bằng và văn minh.

    Ngoài ra, trong cuộc sống hang ngày, khi phát hiện các sinh vật bị mắc nạn (từ loài nhỏ như sâu kiến cho đến loài chim, thú lớn như cá voi) thì lập tức ta khởi từ bi tìm cách giải thoát cho chúng, đưa chúng trở về với môi trường tự nhiên… những việc lam như thế là phóng sanh.
    Như vậy, đối tượng phóng sanh không chỉ là chim cá đồng thời không cần và không nên thay đổi phương thức tu tạo phước điền thông qua pháp phóng sanh. Tuy nhiên đối với vấn đề, ở một số chùa viện hiện nay đang bị một số người lợi dụng lòng từ bi bày bán chim cá phục vụ cho phóng sanh làm mất vẻ tôn nghiêm, theo chúng tôi cần phải tăng cường giáo dục để ngăn chặn, chuyển hóa. Đầu tiên, khi Phật tử có tâm nguyện mua các loài vật để phóng sanh thì phải ra chợ, không nên mua chim cá phóng sanh được thương lái mang đến bán ngay trong chùa hoặc gần chùa. Vì sao? Các loài vật bị đem bán ngoài chợ với mục đích làm thực phẩm cho con người (người bán không có ý phục vụ cho việc phóng sanh), sẽ bị giết thịt trong nay mai nên chúng cần được phóng sanh, giải cứu. Mặt khác, nếu nhân đi chùa lễ Phật nên gặp người bán chim cá và tiện thể mua phóng sanh luôn, việc làm này không thể hiện được tâm thành và một khi tâm không thành thì nguyện khó được như ý. Do vậy, để thể hiện tâm thành, người phóng sanh phải đi mua, không ràng buộc bởi số lượng nhiều hay ít mà chỉ tùy tâm và thành tâm. Sau đó mang đến chùa nhờ chư Tăng chú nguyện rồi phóng sanh mới đúng pháp và gặt hái được phước báo trọn vẹn. Nhận thức được như vậy, bản thân mình không mua chim cá phóng sanh được mang đến bán tại chùa đồng thời luôn nhắc nhở và kêu goi những đạo hữu khác làm theo và quan trọng nhất là sự kiên quyết dẹp trừ cảnh mua bán chim cá trong khuôn viên chùa của những vị trụ trì các tự viện.

    Rất nhiều chùa viện hiện nay, do sự kiên trì vận động, giáo dục của cac vị trụ trì mà nạn bán hàng rong, bán nhang đèn, bán sách bói toán, bán chim cá phóng sanh được giải quyết triệt để. Đành rằng chùa viện là của chung, nơi lui tới của bá tánh thập phương nhưng các phương diện liên quan đến một ngôi tự viện phần lớn thuộc về trách nhiệm của vị trụ trì. Trong Phật giáo, từ bi luôn đi liền với trí tuệ, vì thế không nên để một số người lợi dụng lòng tốt để làm điều phi pháp, mất trang nghiêm. Dung túng cho họ buôn bán cá chim, một mặt phương hại đến mỹ quan chùa viện và mặt khác không giúp họ chuyển hóa bất thiện nghiệp. Vì thế, chư vị trụ trì, Tăng Ni và Phật tử cần hợp sức với Giáo hội địa phương để chuyển hóa, dẹp trừ nạn bán cá chim nơi cửa thiền nhằm trang nghiêm chùa viện.

    Chúc các bạn tinh tấn!
    Nguồn:giacngo.vn
     
  5. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Bài trí thờ Phật & gia tiên03/05/2009 06:47 (GMT+7)Kích cỡ chữ:

    HỎI: Gia đình tôi đã quy y Tam bảo từ lâu. Ban đầu, nhà cửa chật hẹp nên thờ tự đơn giản. Sau khi làm nhà mới, gia đình tôi lập một phòng thờ riêng gồm bàn thờ Phật (chính diện) và bàn thờ gia tiên (một bên hông, phía trước, dựa vào tường nhà). Việc bài trí bàn thờ như thế đa phần đều cho rằng đã trang nghiêm, tuy nhiên một số người bảo rằng phải thiết lập bàn thờ Phật và gia tiên ở hai phòng khác nhau, không được thờ chung một phòng. Tuy thành tâm kính thờ Tam bảo nhưng tôi rất băn khoăn trước những ý kiến trái ngược nhau. Mong quý Báo cho biết ý kiến để gia đình tôi phụng thờ Tam bảo và ông bà được trang nghiêm, đúng pháp.
    (THÁI HỒNG ĐỨC, Nghi Phú, TP.Vinh, Nghệ An)
    ĐÁP:Bạn Thái Hồng Đức thân mến!
    Việc thờ phụng Tam bảo và ông bà tổ tiên tại tư gia là truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc. Thờ tự là biểu hiện tâm thành kính đối với Phật tổ, Thánh hiền và ông bà tổ tiên, nói chung đều mang tính tùy duyên, tùy hoàn cảnh.
    Tại tư gia, bàn thờ Phật và gia tiên nên bài trí ở nơi trang trọng nhất và dễ nhìn thấy nhất. Trang trọng nhằm thể hiện tâm thành kính, dễ nhìn thấy để tưởng nhớ, kính lễ, noi gương và học tập. Gia đình bạn có đủ điều kiện lập một phòng thờ riêng để thờ Phật và ông bà là lý tưởng, có phước duyên.
    Về cách thức thờ tự, nếu phòng thờ rộng có thể thờ “tiền Phật hậu linh”: Bàn thờ Phật ở trước, bàn thờ gia tiên ở phía sau, thấp hơn. Nếu không gian hẹp, thì có thể thờ “thượng Phật hạ linh”: Bàn thờ Phật ở trên, bàn thờ gia tiên ở dưới (chính giữa hoặc hai bên). Bàn thờ gia tiên phải thấp hơn bàn thờ Phật một bậc. Ngoài ra, tùy vào hoàn cảnh thực tế của mỗi gia đình mà phương tiện trong việc bài trí thờ tự. Như trường hợp của gia đình bạn, tuy bàn thờ gia tiên ở trước bàn thờ Phật (hướng bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên hợp thành một góc vuông), thoạt nhìn có vẻ như trái với nguyên tắc “tiền Phật hậu linh” nhưng vẫn hợp lý và đúng như pháp. Khá nhiều chùa khi cúng linh cho Phật tử, thiết bàn thờ linh ở chánh điện cũng theo quy cách này.
    Đối với ý kiến cho rằng bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên phải được tôn trí ở hai phòng riêng biệt nhau, theo chúng tôi là không hợp lý và cũng không cần thiết. Không hợp lý bởi không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện hay dư dả về phòng ốc. Không cần thiết vì cách thờ tự truyền thống luôn đi liền với nhau tạo ra không gian tâm linh trong gia đình. Do đó, bạn yên tâm với cách bài trí và thờ tự ở nhà bạn, vì đã hợp lý.
    Nguồn:giacngo.vn
     
  6. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Lễ chùa rằm tháng giêng & cúng sao giải hạn20/02/2009 14:45 (GMT+7)Kích cỡ chữ:
    HỎI: Năm nay người đi chùa lễ Phật trong dịp Tết, nhất là rằm tháng Giêng tăng đột biến, một số nơi đã gây tắc đường. Có ý kiến cho rằng, suy thoái kinh tế khu vực và toàn cầu là nguyên nhân tác động đến hiện tượng trên. Quan điểm của quý Báo đối với nhận định này thế nào? Dịp này, một số chùa có tổ chức dâng sao giải hạn, theo chúng tôi được biết, dâng sao giải hạn không có trong giáo lý nhà Phật. Vậy tại sao tục này nghiễm nhiên tồn tại trong cửa Phật? Mặt khác, nếu cúng sao giải hạn mà thoát được các tai nạn và bệnh khổ thì điều này sẽ trái với nhân quả của nhà Phật. Có người giải thích rằng cúng sao giải hạn đó là "phương tiện”. Xin quý Báo nói rõ hơn về tinh thần phương tiện này.(LÂM THÀNH NHÂN, phố Hòe Nhai, Ba Đình, Hà Nội; DIỆU HỶ, hydieuph...@yahoo.com.vn)


    ĐÁP: Bạn Lâm Thành Nhân và Diệu Hỷ thân mến!

    Rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật giáo so với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu lan) nhưng trùng hợp với lễ Thượng nguyên và Tết Nguyên tiêu trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt và những dân tộc Á Đông nói chung.

    Đối với hầu hết các chùa Việt, trọng tâm của hội rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”. Khi chùa chiền được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, được sửa chữa trùng tu to đẹp khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hóa của nhân dân được đánh thức, thì việc tham dự đông đảo các lễ hội như hội rằm tháng Giêng là điều bình thường. Vấn đề suy thoái kinh tế tác động lên tâm lý của người dân kiến họ quan tâm đến cầu nguyện chỉ là một trong những nguyên nhân thứ yếu. Nguyên nhân chính yếu vẫn là xuất phát từ nhu cầu tìm về những giá trị tâm linh đạo đức truyền thống và mong cầu sự phát triển bền vững trên nền tảng đạo đức và tuệ giác Phật giáo của người dân.

    Từ đây đặt ra một thách thức lớn cho chùa chiền và Phật giáo nói chung là trước sự quy hướng ngày càng đông của Phật tử cùng nhân dân thì nhà chùa và Phật giáo sẽ làm gì để hướng dẫn họ một cách thiết thực, minh triết nhất làm hành trang xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn lên. Phật giáo có cả một kho tàng tuệ giác soi sáng cho mọi người đi đến thành công, sống hạnh phúc và an vui chứ không chỉ đơn thuần là cầu nguyện và nhất là khuynh hướng cầu cúng theo kiểu cúng sao giải hạn đang ngày càng gia tăng phổ biến hiện nay.

    Đúng như các bạn nhận thức, trong giáo lý của đạo Phật không hề có chủ trương cúng sao giải hạn. Đức Phật đã khẳng định việc cầu cúng thần linh để mong ban phúc, giải hạn là không phù hợp với tinh thần nhân quả, là những việc không đáng và không nên làm. Kinh Trường Bộ I (kinh Sa môn quả, số 2), Đức Phật đã khuyên dạy các thầy Tỷ kheo, những người đã thọ dụng sự cúng dường của tín thí Phật tử, không nên thực hành những tà hạnh như: “chiêm tinh, xem tướng, đoán số mạng, xem địa lý, xem mặt trăng, mặt trời, các sao mọc lặn, sắp đặt ngày lành để đưa (rước) dâu hay rể về nhà, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, hỏi thiên thần để biết họa phước, thờ mặt trời, thờ đại địa, cầu thần tài…”.

    Việc cúng sao giải hạn, theo sách Đường thư lịch chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao trên trời. Mỗi sao phối trí theo các phương và hàng năm mỗi tuổi chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi nôm na là sao chiếu mạng. Do đó mỗi người có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu, khi gặp sao xấu phải sắm lễ vật cúng sao, cầu các vị thần linh như Kế Đô tinh quân, La Hầu tinh quân… gia hộ. Trước đây, việc cúng sao giải hạn diễn ra trong các đạo quán của Lão giáo và trong dân gian. Về sau tục này được “phương tiện” đưa vào một số chùa, thường diễn ra từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng.

    Rõ ràng, tục cúng sao giải hạn ở một số chùa chỉ là phương tiện. Phương tiện nào cũng có hai mặt. Nếu khéo vận dụng, thì nhờ đi cúng sao mà những người ít đi chùa có cơ hội lễ Phật, nghe pháp, cúng dường và nhân đó mà kết duyên với Tam bảo. Ngược lại, nếu chỉ dừng ở cúng sao giải hạn, cầu cúng các tinh quân mong ban phúc thì rơi vào tà kiến, tà mạng và không phù hợp với tinh thần phương tiện của Chánh pháp.

    Khá nhiều chùa không cúng sao giải hạn mà chủ trương tụng kinh Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng), khuyến khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho Phật tử. Thiết nghĩ, đây cũng là một cách tu tập, cầu nguyện có hiệu quả nhất để đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới.

    Chúc các bạn an lành và tinh tấn!

    Nguồn: giacngo.vn
     
    Nu_mystery87inox thích.
  7. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Thờ ảnh người thân trong nhà.23/12/2008 07:09 (GMT+7)Kích cỡ chữ:
    HỎI: Trên bàn thờ gia tiên của gia đình tôi thờ hình ảnh của người thân. Tuy nhiên, có người nói rằng thờ hình ảnh như thế là không nên vì những vong hồn có oán thù với người thân của mình sẽ nhận ra hình ảnh và đến phá hại những người trong gia đình. Xin hỏi quý Báo, điều ấy có đúng không? (NGUYỄN THỊ MINH TÂM, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội)


    ĐÁP :Bạn Nguyễn Thị Minh Tâm thân mến!

    Quan niệm trên chỉ là sự suy diễn theo tâm lý và tập tục của chúng ta, không phù hợp với sự thật. Các vong hồn không nhận lầm hình ảnh là kẻ thù như con người hay lầm tưởng vì họ có "thần thông" đồng thời họ cũng không vì thù oán với người thân của chúng ta mà truy sát thân nhân được.

    Thế giới không chỉ là đối cực âm dương, sống chết mà rất đa dạng. Mỗi loài một nghiệp khác nhau và không dễ tác động hoặc chi phối lên các dạng chúng sanh khác. Mặt khác, nếu chúng ta có đầy đủ phước đức nhờ gia đình biết kính thờ Tam bảo, thường tụng kinh lễ Phật, sống đạo đức và làm các điều thiện thì các Đức Phật, Bồ tát, chư vị Hộ pháp, thiện thần sẽ luôn hộ niệm chúng ta. Và nhất là, nếu chúng ta có tu tập thì phước đức ấy sẽ khiến cho các vong hồn, quỷ thần kính trọng, không những không dám xúc phạm mà còn hộ trì nữa.

    Do đó, việc thờ hình ảnh của thân nhân trên bàn thờ gia tiên là bình thường. Có điều, sự thờ phụng ấy cần phải tôn nghiêm, trang trọng, ngăn nắp và thẩm mỹ. Gia đình nào hội đủ duyên lành thờ Phật, Bồ tát thì kẻ còn cũng như người mất đều được hộ trì và lợi ích hơn.

    Chúc các bạn tinh tấn!

    Nguồn:giacngo.vn
     
    Nu_mystery87, Loanhoanginox thích.
  8. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Thờ vong ở trong chùa23/12/2008 07:07 (GMT+7)Kích cỡ chữ: HỎI: Cha tôi vừa qua đời cách nay hơn 5 tháng. Khi cha mất, có người xem giờ cho biết cha tôi đi vào giờ xấu, có quỷ sứ canh đường, nên phải gửi vong lên chùa. Sau khi chôn cất xong tôi đã gửi vong cha lên chùa. Tôi có nghe một số người nói trong 49 ngày cha tôi cũng không nhận được lộc. Hiện tôi rất đau khổ và hoang mang khi mất đi người cha vô vàn yêu thương đồng thời lại mông lung nghĩ về cuộc sống của cha ở cõi âm. Xin quí Báo có thể giải thích thêm cho tôi về việc này? Chết vào giờ không tốt nghĩa là thế nào? Và việc đưa vong cha tôi lên chùa có thể giúp được gì?(KHÁNH VÂN, vansix16...@yahoo.com)


    ĐÁP :Bạn Khánh Vân thân mến!

    Theo quan niệm của Phật giáo, sống chết là lẽ thường nhiên, khi trút bỏ xác thân này, tùy theo nghiệp mỗi người đã gây tạo mà thọ sanh vào một trong sáu đường (Lục đạo thuộc Dục giới gồm trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục). Ngoài ra, những người nhờ duyên lành tu tập thiền định thì có thể sanh vào Sắc giới hoặc Vô sắc giới và những bậc Thánh đã giải thoát an trụ Niết bàn hoặc các quốc độ của chư Phật (vượt ra ngoài Tam giới-Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới). Trong đạo Phật, không có quan niệm về cõi âm. Và cõi âm hay thế giới bên kia không phải là thế giới của người chết như quan niệm dân gian mà có thể hiểu là những cảnh giới khác với cảnh giới loài người.

    Đối với vấn đề giờ chết tốt xấu là quan niệm dân gian, ảnh hưởng văn hóa và phong tục người Trung Hoa. Phật giáo không chú trọng đến vấn đề chết vào ngày giờ nào, tốt hay xấu. Bởi giờ khắc của sanh tử là do nhân duyên, còn duyên thì tụ, hết duyên thì tán. Quan trọng là chết như thế nào, có bình an và thanh thản hay không? Có được phúc duyên gặp chư Tăng cùng bạn hữu trợ niệm và giúp đỡ nhằm giữ vững chánh niệm, niệm Phật lúc lâm chung để được theo Phật về Cực lạc hay không? Nếu hội đủ những nhân duyên này thì người chết ra đi đúng giờ tốt.

    Sau khi chết, hương linh (vong) được gửi vào chùa, chắc chắn họ sẽ hưởng được lộc do nhà chùa và thân nhân dâng cúng. Tuy nhiên, vong chỉ hưởng thực phẩm và hương hoa dưới dạng mùi vị. Do vậy, thân nhân cần hạn chế việc cúng cho vong linh quá nhiều đồ vàng mã như xe cộ, nhà cửa và các vật dụng cá nhân… vì tốn kém mà không mấy lợi ích. Trong khi, hương linh cha của bạn rất cần và thụ hưởng trọn vẹn, đầy đủ nhất là "lộc" phước đức mà bạn và những người thân làm phước để hồi hướng cho vong linh. Do vậy, phương thức thiết thực nhất cho người chết hưởng "lộc" là thân nhân ngoài cúng kính, cần làm các việc thiện lành như tu học, tụng kinh, lễ Phật, bố thí cho người nghèo, cúng dường Tam bảo… rồi đem công đức và phước báo ấy hồi hướng cho hương linh để họ nương nhờ phước đức ấy mà chuyển nghiệp, tăng phước để sanh vào cảnh giới an lành.

    Theo truyền thống Phật giáo Việt Nam, khi người thân mất, an táng xong có thể thờ tại tư gia và cũng có thể thỉnh vong thờ tại chùa hoặc cả hai. Không hẳn là chết vào ngày giờ xấu mới thỉnh vong thờ ở chùa mà tất cả các vong đều cần đưa đến chùa (nếu đủ duyên). Nhờ gần gũi với Tam bảo nên hương linh được nghe kinh, biết tu tập, không làm các điều ác v.v… để sớm thức tỉnh, chuyển hóa và sanh vào cảnh giới an lành.
    Nguồn:giacngo.vn
     
    Nu_mystery87, Loanhoanginox thích.
  9. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Cúng cơm cho hương linh sau ngày chung thất?01/12/2008 10:38 (GMT+7)Kích cỡ chữ: HỎI: Mẹ tôi mất đã được 5 tuần, em tôi nói rằng sau 49 ngày (chung thất) sẽ không cúng cơm nữa. Vì theo kinh Địa Tạng, sau 7 tuần thì thần thức của hương linh sẽ theo nghiệp mà thọ sanh. Xin hỏi, vậy có nên cúng cơm nữa không? Mặt khác, em tôi có ý định tụng kinh Dược Sư để cầu an cho mẹ ở cõi âm, điều ấy có nên không? Vào khoảng tuần thứ 4 sau ngày mẹ mất, tôi mơ thấy mẹ đang lội qua một biển lớn. Giấc mộng ấy có ý nghĩa thế nào? (DIỆU THANH, DIỆU HẠNH, Quang Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai)


    ĐÁP:Bạn Diệu Thanh và Diệu Hạnh thân mến!

    Theo tinh thần của kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo Bắc truyền nói chung thì thần thức của một người sau khi chết hầu hết đều phải trải qua giai đoạn trung gian, thọ thân trung ấm tối đa là 49 ngày, sau đó sẽ thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã gây tạo. Và không nhất thiết phải đợi đến ngày chung thất (49 ngày sau khi chết) thì hương linh mới tái sanh mà có thể ngay sau khi chết, hoặc trong tuần thất đầu tiên (7 ngày sau khi chết), hay trong tuần thất thứ hai (14 ngày sau khi chết) cho đến các tuần thất tiếp theo hương linh đều có thể tái sanh tùy nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người.

    Trong thời gian thọ thân trung ấm, hương linh vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa) nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm). Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn (như đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng).

    Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sanh, thường thì họ sanh về một trong sáu cõi của lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) và từ đây, sự thọ dụng của họ có khác biệt. Đơn cử như, nếu thần thức sanh vào cõi trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người vì thực phẩm ở cõi trời thượng vị hơn rất nhiều lần. Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực v.v… Duy chỉ có các chúng sanh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể "ăn" được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng.

    Mặt khác, đối với phong tục người Việt thì việc làm cỗ dâng cúng cha mẹ ông bà tổ tiên còn thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Do đó, để tưởng niệm người thân, vào các ngày giỗ hoặc lễ Tết thì mâm cơm cùng hoa trái để cúng kính ông bà và tổ tiên là điều không thể thiếu. Vì chúng ta là người trần mắt thịt nên không biết được thân nhân của mình sau khi chết tái sanh về đâu (chúng sanh trong loài quỷ thần vẫn hưởng được đồ cúng) và dâng cơm nước để thể hiện lòng thành, sự tri ân đối với người đã khuất là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên ta cần phải thực hành cúng kính. Nghĩa là, sau 49 ngày khi thần thức đã tái sanh thì chúng ta không cúng cơm nước hàng ngày như trước đây nhưng vào các ngày lễ tiếp theo như tiểu tường, đại tường hay ngày kỵ giỗ hàng năm thì thân nhân cần phải làm mâm cơm cúng giỗ. Có điều không nên quá câu nệ vào hình thức trong việc cúng kính mà luôn tâm niệm “lễ bạc nhưng lòng thành”, tưởng niệm về người đã khuất trong tinh thần tri ân và đền ân.

    Vấn đề tụng kinh Dược Sư để “cầu an” cho mẹ ở cõi âm, theo chúng tôi thì nên chuyển thành để "cầu siêu" cho mẹ sẽ chính xác hơn. Vì các hương linh thọ sanh trong những cảnh giới khổ đau luôn mong mỏi người thân làm những điều phước thiện để hồi hướng cho họ, giúp họ nương nhờ phước báo ấy để mau được siêu sanh. Tụng kinh (không nhất thiết là kinh Dược Sư, Địa Tạng hay Di Đa…), lễ sám, làm phước như cúng dường, bố thí, phóng sanh rồi hồi hướng phước báo cho thân nhân là những việc cần làm. Nếu hương linh đã tái sanh vào những cảnh giới an lành thì việc hồi hướng phước đức cho họ càng làm cho phước báo của họ thêm tăng trưởng.

    Thường thì sau khi người thân mất đi, thân nhân vì quá tiếc thương nên hay nhớ nghĩ về họ và thường mơ thấy người đã khuất. Hầu hết đó chỉ là những giấc mơ bình thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ không phải là sự báo mộng của người chết hay khả năng “thấy” được cảnh giới của người chết. Do đó, không nên suy nghĩ nhiều hoặc tìm cách để giải mã những chuyện mộng mị mà tốt nhất là tập trung toàn bộ tâm lực để làm phước hồi hướng cho hương linh. Thiết nghĩ, đó là những việc làm có ý nghĩa thiết thực nhất để cầu nguyện âm siêu dương thái.

    Chúc các bạn tinh tấn!
    Nguồn:giacngo.vn
     
    Loanhoanginox thích.
  10. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Tâm niệm danh hiệu Phật20/05/2009 13:22 (GMT+7)Kích cỡ chữ:


    HỎI: Tôi là một Phật tử tại gia có duyên lành với pháp môn niệm Phật, chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Từ trước đến nay ngoài những lúc tiếp xúc với khách hàng, tôi luôn cố gắng tranh thủ thời gian, ngay cả những lúc ăn, ngủ, tắm gội v.v… cũng đều niệm hồng danh A Di Đà Phật (niệm thầm trong đầu chứ không niệm thành tiếng). Nay tình cờ xem một băng video có thầy giảng: "Không được niệm Phật ở những nơi bất tịnh, không được niệm Phật bằng tâm, vì như thế cũng chỉ là một hình thức vọng tưởng”. Tôi rất hoang mang không biết có đúng không? Kính mong quý Báo hoan hỷ giải đáp. (hiha50...@yahoo.com.vn)

    ĐÁP: Bạn hiha50…@ thân mến!

    Theo chúng tôi, trong khi nói pháp tùy theo từng hội chúng riêng biệt mà giảng sư có thể trình bày nhấn mạnh về một phương diện nào đó nhằm “khế cơ” mà thôi. Bạn có thể đối chiếu sự dụng công của mình qua trích đoạn Khai thị Niệm Phật của Ðại sư Ưu Ðàm (HT.Thích Thiền Tâm dịch) để giữ vững niềm tin: “Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyết vấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày! Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người, hằng chăm chú lo cho thành tựu một việc ấy mới được. Nếu nửa lui nửa tới, tợ tin tợ nghi, kết cuộc không chắc thật, thì từ nay trở đi, phải quyết lòng đại dõng mãnh, đại tinh tấn! Khi đi đứng nằm ngồi, chỉ nắm giữ một câu A Di Đà Phật, như tựa vào tòa núi Tu Di, đẩy xô không lay chuyển. Chỉ chuyên tâm nhất ý mà niệm, tham cứu mà niệm, hoặc dùng pháp thập niệm, lễ niệm, mặc niệm, kim cang niệm, đê thanh niệm (niệm thầm), cao thanh niệm. Mỗi niệm hằng giữ cho hiện tiền, quên cả quá khứ vị lai, thường nhớ thường niệm, sớm cũng niệm, tối cũng niệm, gấp cũng niệm, hưỡn cũng niệm, mọi oai nghi động tác đều niệm. Trong mỗi ngày mỗi giờ, buộc niệm không xen hở, câu Phật chẳng rời tâm, nhặt nhặt nhiệm nhiệm, như gà ấp trứng giữ cho hơi ấm nối tiếp nhau, đó gọi là “Tịnh niệm tương kế”. Nếu gia thêm trí tuệ chiếu soi, thì biết Tịnh độ tức tâm, tâm tức Tịnh độ. Đây là công phu tu tiến của bậc thượng trí vậy. Chủ trì được, giữ chắc được, ổn định được như thế, thì dù gặp cảnh thuận nghịch, khổ, vui đưa tới, vẫn chỉ chuyên một câu A Di Đà Phật không một niệm thay đổi, không một niệm biếng lui, không còn xen tạp tưởng. Niệm như thế đến trọn đời, giữ không đổi chí nguyện, chỉ quyết tâm cầu sanh về cõi Cực lạc ở phương Tây. Nếu quả dụng công được như thế, thì vô minh nghiệp chướng nhiều kiếp tự nhiên tiêu tan, tập khí trần lao tự nhiên trừ sạch, thân thấy Phật A Di Đà vẫn không rời bỏ niệm. Chừng đó công thành hạnh mãn, nguyện cùng hạnh nương giúp nhau, đến khi mạng chung, quyết định sanh về Thượng phẩm”.

    Chúc các bạn vững tin!
    Nguồn:giacngo.vn
     
  11. dieuthuy

    dieuthuy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    29/6/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Sau khi chồng tôi mất có hay nhập về vào người em họ tôi ở cùng nhà và nói chuyện thông qua thân xác người em này. Tôi muốn hỏi liệu như vậy là vong linh chồng tôi đã siêu thoát chưa? Chồng tôi mất sang năm nay là năm thứ 3, 2 năm trước chồng tôi hay nhập về vào buổi tối và đêm, nhưng sau đó gia đình ko được yên ấm lắm nhất là mẹ tôi nên năm nay là năm thứ 3 mà chồng tôi ko nhập về nữa tôi nghĩ là buồn vì chuyện gia đình. Xin giải thích cho tôi về hiện tượng trên, khi gặp được chồng tôi như vậy tôi vừa mừng lại vừa lo, bây giờ ko thấy về tôi cũng lo.
     
    Nu_mystery87Loanhoang thích.
  12. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Vấn đề này em ko rõ lắm,chị thử hỏi bên đây xem sao nhé:
    http://giacngo.vn/tuvan/
    Chúc chị mọi sự tốt lành!
     
    Loanhoangdieuthuy thích.
  13. linhchi_nano

    linhchi_nano Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/11/2009
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Mỗi tháng nên ăn chay 2 ngày, rất tốt cho sức khỏe (khoa học chứng minh)
     
    Nu_mystery87Loanhoang thích.
  14. mecasau

    mecasau Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/4/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Em thấy topic này bị để quên quá lâu, em có 1 vấn đề muốn hỏi là: Em cũng hay đi chùa. 1 hôm khi vào chùa mà nhà e hay đi, em thấy thầy trụ trì của chùa nổi giận gì đó, xong quát ầm ầm lên, chửi bới rất to. Em trong lòng thấy rất tò mò, bèn lại xem, hóa ra là vì thầy bực mình 1 sư tiểu. Nhưng những lời thầy nói ra làm em rất băn khoăn, vì thầy chửi là đồ chó, cút mẹ mày đi, và hình như còn văng đ éo, rồi mày tao ầm ĩ nữa. E trong lòng cảm thấy ko vui và từ đó ko thích đến chùa đó nữa. Chị giải thích dùm em với ạ.
     
    Nu_mystery87 thích bài này.
  15. boombang

    boombang Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/8/2008
    Bài viết:
    1,730
    Đã được thích:
    360
    Điểm thành tích:
    173
    Mình nghĩ ăn chay là rất tốt cho sức khỏe, thời gian vừa rồi mình cũng thực hành ăn chay, nhưng không hiểu sao mặt mũi mình nổi đầy mụn, trước đây mình rất ít, thậm chí không có mụn. Mọi người bảo mình do kiêng khem, ăn uống thiếu chất nên phát hết lên mặt. Không biết có đúng ko, bạn giải thích giúp mình nhé. Mình sinh hoạt điều độ, không phải do thay đổi nội tiết hay gan gì đâu nhé. Tks bạn.
     
    Nu_mystery87 thích bài này.
  16. hanoixuan

    hanoixuan Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    25/1/2009
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    33
    chào boombang,

    bạn ăn chay thì rất tốt :) tuy nhiên ăn chay cũng phải ăn hợp lý.
    cho mình hỏi, bạn ăn chay như thế nào, có ăn đường sữa bánh kẹo và hoa quả nhiều hay không ?
    nếu mình ăn chay mà không cân đối thì cũng dễ sinh bệnh đấy, bạn tham khảo thêm trang web này nhé:
    thucduong.vn : đây là trang chuyên về thực dưỡng, có nhiều thông tin quí giá về dinh dưỡng và phương pháp ăn uống cân bằng.

    Chúc bạn luôn mạnh khỏe !

    Nam Mô A Di Đà Phật (u)
    Nguyện vạn sự cát tường
     
    Nu_mystery87Loanhoang thích.
  17. hanoixuan

    hanoixuan Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    25/1/2009
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    33
    Chào MẹCáSấu,

    Trước khi đức Phật nhập Niết bàn, Ngài có dạy Pháp Tứ Y cho đệ tử, vì ngài biết sau này sẽ có nhiều chuyện xảy ra bất như ý.
    Một trong số đó là "Y Pháp bất y Nhân", nghĩa là nương theo giáo Pháp và chân lý, chứ không nương theo người (ví dụ là tăng sĩ) để đánh giá cuộc sống, hoặc đánh giá Phật Pháp.

    Nếu bạn cảm thấy không vui vì hành động của vị trụ trì, bạn có thể tìm một ngôi chùa khác, nơi nào bạn cảm thấy bình an. Mong bạn không vì một hành động, mà có cái nhìn không tốt về Phật giáo.

    Chúc bạn an lạc (u)
     
    Nu_mystery87Loanhoang thích.
  18. me-cu-min

    me-cu-min Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    26/10/2009
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    48
    em đánh dấu trang này để có vấn đề gì thì xin phép hỏi ah. và cũng muốn hiểu đạo phật hơn để hiểu thêm những triết lý nhà Phật trong ca từ của người nhạc sĩ mà em yêu mên Trịnh Công Sơn
     
    Nu_mystery87 thích bài này.
  19. bau

    bau Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    14/12/2006
    Bài viết:
    5,641
    Đã được thích:
    663
    Điểm thành tích:
    823
    Mình ko theo đạo Phật nhưng vẫn thích các điều răn của Ngài.
     
    Nu_mystery87 thích bài này.
  20. hanoixuan

    hanoixuan Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    25/1/2009
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    33
    NIỆM QUÁN ÂM KHI KHẨN CẤP
    Ven. Master Hsuan Hua (Hoà Thượng Tuyên Hoá)
    Vạn Phật Thánh Thành
    ________________________________________

    Hôm nay tôi xin truyền cho quý vị một bí quyết. Đó là bí quyết để áp dụng trong giờ phút thật khẩn cấp. Gặp những trường hợp đó chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng hốt hoảng, chuyện sống chết hãy tạm gác qua bên, một lòng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn sự hiểm nguy sẽ hóa thành tốt lành, thoát khỏi ách nạn.
    Trong giây phút khẩn trương, chúng ta hãy nghĩ rằng: “Đằng nào cũng chết, vậy trước khi chết ta hãy dốc lòng niệm Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, biết đâu đó là niềm hi vọng.” Hành động như thế, tức là từ hiểm nguy mà gặp may mắn.
    Như đi máy bay, gặp lúc trên không máy bay gặp nạn, sắp bị rớt. Ngay lúc đó chúng ta hãy niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Vì rằng Ngài Quán Thế Âm là một vị Bồ Tát chuyên cứu khổ cứu nạn, một vị Bồ Tát có cầu có ứng, nếu chẳng niệm danh hiệu Ngài, thì sanh mạng của chúng ta vô cùng nguy ngập, không còn hi vọng gì nữa. Lúc đó chúng ta đem hết lòng thành niệm, cảm ứng tới Đức từ bi của Ngài, thì toàn thể sanh mạng trên máy bay được cứu vớt. Vào thất Quán Âm chúng ta cũng phải khởi lên những ý tưởng như vậy để hạ công phu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.
    Chúng ta lại tưởng tượng khi đi xe lửa, và giả thử ngay khi biết xe lửa trật đường rầy, tức là trong khoảng thời gian đường tơ kẻ tóc đó, nếu chúng ta không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, toàn thể hành khách trên chuyến xe đó đều gặp nạn tử vong. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là phát ra lời kêu cứu, Bồ Tát nghe được tiếng kêu thì dầu có cách xa cả vạn ngàn sông núi, Ngài cũng tới ngay, tiếp cứu chúng ta ra khỏi khổ nạn, linh nghiệm vô cùng.
    Lại tưởng tượng chúng ta đi tàu trên biển, chẳng may gặp cảnh tàu sắp đắm, cái nguy cơ gửi thân trong bụng cá. Trong phút nguy cấp ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tới phút chót cũng niệm, tới giây chót cũng niệm. Nếu được như vậy, nhất định là hung hóa cát.
    Lại giả thử ta ngồi trên xe hơi đang chạy nhanh trên đường, hốt nhiên xe không thể làm chủ được nữa, bay qua lề đường bên bờ vực sâu, vách dựng thẳng đứng. Xe hơi mà rớt xuống đáy vực thì là hết đời, xương tan thịt nát. Ngay lúc đó nếu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, với tất cả lòng thành khẩn, xe hơi sẽ đáp xuống an toàn, kinh hoàng nhưng không nguy hiểm. Đây chính là sự cảm ứng của Pháp niệm Quán Âm.
    Trong giờ phút khẩn cấp hiểm nghèo, niệm được một câu Quán Thế Âm Bồ Tát thì bằng cả trăm vạn câu niệm trong lúc bình thường.
    Tại sao vậy? Bởi trong lúc không có gì nguy hiểm, lời mình niệm chưa đủ tha thiết, lòng mình chưa đủ thành khẩn. Cho nên niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, ta phải hết lòng kiền thành, hết lòng chân thực, thì cảm ứng đó mới thực là không thể nghĩ bàn.
    Vừa rồi tôi có nói với Quả Khiêm rằng: “Ngày nay ở tại Vạn Phật Thành này con có niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì hãy tưởng tượng như khi ở trên thuyền (vượt biên) mà thành tâm khẩn niệm, tất sẽ có cảm ứng. Hồi đó, trong lúc gió lớn sóng to, nguy hiểm vạn phần như vậy, nếu không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì đâu còn có hi vọng ngày nay. Có niệm Quán Âm mới có phần hi vọng, hoặc giả được cứu vớt, cho nên đã hết lòng khẩn niệm thì cuối cùng tai nạn sẽ vượt qua, gió im sóng lặng, đến được bến bờ. Bây giờ con niệm Quán Âm còn để thì giờ để nghĩ ngơi, ấy là vì nay không còn ở trong cảnh ngộ nguy hiểm như trước.” Sự thực thì:
    Một ngày qua đi, mạng cũng giảm theo,
    Như cá thiếu nước, có gì mà vui !
    Đại chúng!
    Phải lo tinh tấn, cứu lấy cho mình.
    Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật!”
    Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tùy nơi tùy lúc mà niệm, nói một cách khác, đi, đứng, nằm, ngồi, đều niệm được cả. Miệng niệm hay tâm niệm, công đức cũng ngang nhau, đừng khởi tâm phân biệt, lúc nào cũng tùy duyên. Phải nhớ rằng chờ tới lúc mạng chung mới niệm thì đã quá muộn, không còn cơ hội nữa. Vì vậy mới có câu: “Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật.”
     
    Nu_mystery87 thích bài này.

Chia sẻ trang này