Chia Sẻ Tài Liệu Hướng Dẫn Cho Con Bú - Tài Liệu Của Đức

Thảo luận trong 'Các vấn đề sau sinh' bởi tittom, 22/7/2009.

  1. tittom

    tittom Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    15/5/2008
    Bài viết:
    2,602
    Đã được thích:
    3,650
    Điểm thành tích:
    1,063
    Tình hình là mình đã sinh 2 bé rồi, 2 lần đẻ mổ nên thời gian lưu viện hơi lâu, chứng kiến các mẹ mới sinh lần đầu lóng ngóng, không chuẩn bị kiến thức trước sinh cũng hơi vất vả. Mình có tài liệu hướng dẫn cho con bú - tài liệu của Đức, mình sẽ post dần lên đây để các mẹ đang mang thai tham khảo & chuẩn bị dần nhé.
    Nội dung của tài liệu gồm:
    1. Sữa non
    2. Sữa trưởng thành
    3. Sự xuất hiện của sữa mẹ
    4. Lợi ích của việc cho con bú
    5. Cho bé bú đúng cách, các tư thế cho bé bú
    6. Lợi ích của việc cho bé ợ hơi
    7. Tắc sữa, nguyên nhân, giải pháp; cách giữ cơ thể khỏe mạnh trong suốt thời gian cho con bú; kết hợp cho con bú và đi làm; cai sữa

    Mình mới soạn đc 3 phần, các mẹ chờ tiếp phần sau nhé.
    1. Những giọt sữa đầu tiên
    :
    Sữa non, hay theo ngôn ngữ y học gọi là Kolostrum, là nguồn sữa rất quý giá bởi nó là nguồn cung cấp cho trẻ sơ sinh tất cả những dưỡng chất, vitamin, nguồn năng lượng và các chất đề kháng quan trọng mà trẻ cần khi mới ra đời.
    Chỉ vài giọt thôi nhưng sữa non cũng đáp ứng đủ nhu cầu của bé trong những ngày đầu tiên.
    Khi trẻ mới sinh ra đời, người mẹ vẫn còn chưa được nghỉ ngơi sau cơn vượt cạn & đã phải lo lắng ngay cho việc nuôi nấng một thành viên mới trong gia đình. Những giọt sữa đầu tiên bé nhận được từ mẹ gọi là Kolostrum. Loại sữa non này có một giá trị dinh dưỡng không gì có thể so sánh nổi. Nó đã được hình thành trong cơ thể người mẹ từ nửa sau của thai kỳ & được tiết ra trong 4 ngày đầu tiên sau khi người mẹ sinh ra đứa trẻ. Nó cung cấp cho trẻ tất cả những gì mà trẻ cần trong thời gian ngắn ngủi này.
    So với sữa đã phát triển đầy đủ thì loại sữa non khác ở điểm nó có chứa nhiều nước, nhiều vitamin & khoáng chấ hơn trong khi lại chứa ít chất béo hơn. Nhưng điểm quyết định đặc tính có một không hai của sữa non chính là vì trong sữa non có chứa hàm lượng cao chất đạm Immungbuline là loại chất đạm tránh cho trẻ khỏi bị bệnh tật. Ví dụ: cứ trong 100ml sữa non có chứa 5g chất đạm Immunglobine. Loại chất đạm Immunglobine bao phủ màng nhày ở ruột của trẻ sơ sinh tạo nên một lớp màng bảo vệ tránh sự tấn công của các loại chất đạm không tốt khác và mạch máu trẻ.
    Ngòai ra, chất đạm Immunglobine có chứa nhiều trong sữa non còn tạo ra hệ miễn dịch sớm cho trẻ góp phần chống lại sự xâm nhập của các vi trùng gây bệnh mà người mẹ và trẻ sơ sinh phải tiếp xúc hàng ngày. Thiên nhiên đã tự tạo ra một cơ cấu hòan chỉnh: cơ thể người mẹ luôn có khả năng tạo ra các chất đề kháng cần thiết, những đề kháng này lại được truyền qua sữa mẹ dưới dạng chất đạm sang trẻ. Nhờ có hàm lượng cao chất đạm Immunglobine mà cơ thể bé nhỏ được bảo vệ hữu hiệu và có khả năng nhanh chóng chống lại được bệnh tật. Hơn nữa nhờ sữa mẹ mà các vi khuẩn lành tính được di chuyển vào trong ruột trẻ và tạo ra ở trẻ khỏe mạnh bú mẹ loại phân có mùi hơi chua. Cuối cùng là sưã non Kolostrum dễ tiêu hơn sữa mẹ sau nay & sữa bò nên có tác dụng nhuận tràng…

    2. Sữa mẹ khi đã chín muồi: Nguồn cung cấp năng lượng giúp bé lớn nhanh
    Bây giờ thì sữa mẹ không còn chứa nhiều chất đạm như sữa non nữa, nhưng bù lại chứa nhiều chất béo, hydrat Cacbon, nhiều vitamin khoáng chất và các vi lượng giúp cho bé lớn nhanh.
    Trong sữa mẹ chỉ có chứa một loại đường duy nhất là đường trong sữa. Ngòai ra thành phần sữa mẹ còn tự biến đổi ngay trong một bữa bú. Nếu như trong vòng 5 phút đầu sữa mẹ vẫn còn lỏng thì ở những phút sau đó nó đã đặc lại, bởi lượng chất béo đã tăng đến gấp 3 lần. Việc biến đổi này đem lại cho em bé một ích lợi rất thực tế. Em bé sẽ được giải khát bằng sữa trong 5 phút đầu và tiếp tục bú cho đến khi no bụng. Tất nhiên bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể nuôi em bé bằng các loại sữa công nghiệp. Bởi vì ngày nay không có loại thức ăn nào được kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Thế nhưng cái phân biệt hòan tòan & làm cho sữa mẹ hơn hẳn những sữa công nghiệp chính là các chất đề kháng bệnh có chứa trong sữa mẹ. Ngoài ra sữa mẹ còn có các lợi thế thiết thực như: luôn luôn vô trùng, luôn sẵn có, nhiệt độ luôn thích hợp và không tốn tiền mua.

    Bú mẹ, nguồn dinh dưỡng cho tâm hồn
    Bú và cho bú không đơn giản chỉ là cho và tiếp nhận thức ăn. Khi bạn cho con bú bạn sẽ thấy em bé của bạn thật gần bũi và em bé cũng được thỏa mãn nhu cầu rất lớn được gần gũi với mẹ, được yêu thương, chăm sóc.
    Tất nhiên là những bà mẹ cho con bú bình cũng yêu con mình y như những bà mẹ cho con bú. Thế nhưng trước khi bạn – vì một lý do nào đó – quyết định không cho con bú, xin các bạn hãy nghe kinh nghiệm lâu năm của các bác sĩ nhi khoa: việc cho con bú tạo ra giữa mẹ và bé một sự gần gũi đặc biệt. Trong khi bú mẹ, em bé sẽ cảm nhận, nếm được và ngửi được sự yêu thương của mẹ dành cho mình. Sự tiếp xúc về mặt xúc giác là điều quan trọng không thể tả được đối với mỗi trẻ đang trong độ tuổi bú, bởi vì nó thỏa mãn các nhu cầu được chở che được bao bọc của trẻ. Trao cho em bé sự ấm áp, niềm thương yêu ngay từ những buổi đầu tiên chính là trao cho em nền tảng vững chắc để phát triển niềm tin sau này. Việc cho bú hỗ trợ đắc lực cho mối quan hệ mật thiết này giữa mẹ và bé bằng một con đường riêng biệt.
    Đối với mỗi bà mẹ thì việc cho con bú ngòai tác dụng thắt chặt tình cảm mẹ con còn có ý nghĩa là tự chứng minh mình. Cái cảm giác các bà mẹ có sau khi sinh, khi con tìm bầu sữa mẹ và bắt đầu bú chỉ đến với bạn có một lần. Người mẹ cảm thấy con mình cần đến mình. Cảm giác đó thật thỏai mái & bình yên.
    Tất nhiên không phải chỉ có những khỏanh khắc tuyệt vời mà các bà mẹ trẻ trải qua sau khi sinh. Còn có nỗi vất vả khi sinh nở, và khi em bé vừa chào đời bà mẹ đã phải bắt tay ngay vào việc cho em bé bú và tất cả mọi việc không thể diễn ra suôn sẻ ngay từ đầu. Chính vì vậy mà việc các bà mẹ sinh con lần đầu được chuẩn bị tốt trước khi sinh sẽ giúp giảm bớt đáng kể những lo lắng sau này.
    Và nếu như mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng mà mọi việc vẫn không suôn sẻ như bạn mong muốn thì bạn đừng ngần ngại xin lời khuyên và sự giúp đỡ của các bà đỡ và các bác sĩ nhi khoa.
    Không chỉ việc cho con bú có ý nghĩa rất to lớn cho mối quan hệ mật thiết mẹ con. Việc nhìn thấy đứa con sinh lần đầu tiên cũng có một ý nghĩa tâm lý cực kỳ lớn lao, ngay cả đối với các ông bố. Khỏanh khắc đầu tiên đó sẽ không bao giờ bị quên lãng. Chính vì vậy mà ngay khi đứa trẻ mới ra đời nó phải được bố mẹ bế ẵm nâng niu ngay. Theo như kinh nghiệm ở các bệnh viện thì chính khoảnh khắc quan trọng này đã quyết định đến việc các bà mẹ sẽ cho con bú hay không.

    3. Sữa mẹ xuất hiện như thế nào?
    Về mặt sinh lý ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ bộ ngực của các thai phụ đã tự chuẩn bị cho thời kỳ cho con bú sau này, các cơ vú đầy lên và các tuyến sữa đã bắt đầu hình thành sữa non. Ngòai ra, lượng sữa tiết ra sau này nhiều hay ít hòan tòan không phụ thuộc và kích cỡ to nhỏ của bộ ngực. Khi em bé bú não bộ của người mẹ sẽ nhận được tín hiệu kích thích hai nội tiết tố để sản xuất ra sữa và để sữa chảy. Đó là :
    1. Nội tiết tố Prolaktin: Nội tiết tố này kích thích sữa mẹ, làm sữa mẹ tiết nhiều khi trẻ bú nhiều.
    2. Nội tiết tố Oxytozin: Nội tiết tố này giúp cho những bọc sữa và các cơ ngực co bóp mạnh. Sữa mẹ sẽ được tiết ra khi em bé bú (gọi là phản xạ tiết sữa) và bạn sẽ cảm thấy co bóp nhẹ mỗi khi cho con bú. Và bởi vì phản xạ tiết sữa xảy ra đồng thời cả hai bên vú nên sữa sẽ bị chảy cả ở hai bên.
    Việc hình thành hai loại nội tiết tố trên sẽ luôn được duy trì và tăng cường khi trẻ thường xuyên bú mẹ.Các bà mẹ thường không tín được lượng sữa mà trẻ bú trong mỗi bữa bú là bao nhiêu & thường xuyên tự hỏi liệu con mình có no hay không. Bác sĩ khuyên rằng bạn có thể tin vào em bé của bạn. Các bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề này ở phần “Thời kỳ khủng hoảng sữa”.

    (Còn nữa)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tittom
    Đang tải...


  2. tintin08

    tintin08 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/7/2009
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    86
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn mẹ tittom nhiều nhé. Mình cũng đang rất quan tâm đây.
     
  3. Me_Cu_Kem

    Me_Cu_Kem Bán buôn - bán lẻ!

    Tham gia:
    3/10/2008
    Bài viết:
    7,895
    Đã được thích:
    443
    Điểm thành tích:
    223
    Bài viết thật hữu ích, tặng hoa cho mẹ nó nhé:axe::p:heart:
     
    tittom thích bài này.
  4. Gaulun

    Gaulun Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/5/2009
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn chị.Chị cung cấp thông tin tiếp nhé.Thông tin của chị rất bổ ích ạ.
     
  5. tittom

    tittom Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    15/5/2008
    Bài viết:
    2,602
    Đã được thích:
    3,650
    Điểm thành tích:
    1,063
    Cảm ơn các mẹ nhé! Mình đang cố soạn nhanh đây. Bài sắp tới mình sẽ up cả ảnh về các tư thế cho con bú nhé! Chúc các mẹ khỏe, các con được ăn sữa mẹ dài dài. :)
     
  6. thitgacbep

    thitgacbep co dinh: 0923 82 84 88

    Tham gia:
    20/10/2008
    Bài viết:
    4,136
    Đã được thích:
    1,706
    Điểm thành tích:
    913
    chị em mới sinh cháu, đã phổ biến ngay kiến thức này- quý quá, sẽ cập nhật cho bà xã em, cuối năm sinh rùi chị ạ
     
  7. tittom

    tittom Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    15/5/2008
    Bài viết:
    2,602
    Đã được thích:
    3,650
    Điểm thành tích:
    1,063
    Ôi, e cưới lúc nào thế? Chẳng thấy báo c 1 câu. Chán e!
     
  8. tittom

    tittom Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    15/5/2008
    Bài viết:
    2,602
    Đã được thích:
    3,650
    Điểm thành tích:
    1,063
    Mình up tiếp nhé:
    4. Lợi ích của việc cho con bú
    Cho con bú mang lại hiệu quả lâu dài cho cả mẹ và em bé. Việc bú mẹ sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Bạn sẽ không bao giờ làm lại được một việc tốt hơn cho con bạn là cho bé bú trong những ngày và những tuần đầu tiên.
    Các nghiên cứu cho thấy: những em bé được bú mẹ do được hình thành sớm hệ thống chất kháng thể sẽ ít bị nhiễm bệnh hơn các em bé không được bú sữa mẹ. Trẻ bú mẹ bị ít hơn hẳn những bệnh như viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm đường hô hấp và viêm đường tiết niệu. Sữa mẹ còn bảo vệ những em bé tí hon này đến tận những lứa tuổi cao hơn: người ta quan sát thấy rằng ở những người lớn hồi còn baby được bú mẹ có ít hơn hẳn các bệnh viêm nhiễm và các bệnh đường ruột. Và cả xác suất bị bệnh tiểu đường ở những người trước kia được bú mẹ, ngay cả ở nhóm có nguy cơ cao cũng thấp hơn nhiều.
    Đối với các bà mẹ thì việc cho bú cũng đem lại lợi ích về mặt sức khỏe. Bởi vì nội tiết tố Oxytozin hình thành lúc cho em bé cũng cũng ko những gây co thắt cơ ngực mà còn gây co thắt cơ tử cung, giúp cho tử cung nhanh chóng co lại. Cho bú sớm và cho bú thường xuyên còn là một yếu tố phòng bệnh tránh viêm nhiễm trong những ngày đầu mới sinh. Theo trung tâm phòng chống bệnh ung thư Đức thì những bà mẹ cho con bú nguy cơ ung thư vú thấp hơn những bà mẹ ko cho con bú. Theo khảo sát thì ở những bà mẹ cho con bú từ 6 tháng trở lên nguy cơ bị ung thư vú giảm 14% so với các bà mẹ không cho con bú. Ngòai ra việc ăn uống của các bà mẹ cho con bú cũng hợp lý và lành mạnh hơn. Các bà mẹ cho bú chú ý hơn đến tình hình sức khỏe của mình. Trong nhiều trường hợp, những điều này còn tác động tích cực đến cách ăn uống, sinh hoạt của các ông bố.
    Cho bú và các bệnh dị ứng
    Bác sĩ khuyên: để giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng của trẻ cần cho trẻ bú mẹ lâu và cho trẻ sống trong môi trường ko khói thuốc lá.
    Ngày nay ở Đức các bệnh dị ứng xuất hiện khỏan từ 20% đến 30% ở trẻ nhỏ với xu hướng ngày càng tăng. Nguy cơ bị dị ứng ở trẻ có thể giảm được đến 50% nếu như ở 6 tháng đầu trẻ được bú hòan tòan sữa mẹ. Bởi các phản ứng dị ứng sẽ xuất hiện khi các chất đạm lạ sẽ được tiếp nhận vào cơ thể qua đường ruột. Chất đạm lạ có chứa ở các thức ăn thay thế sữa mẹ như sữa bò và vì vậy nên được tránh. Việc hút thuốc thụ động cũng sẽ gây ra dị ứng ở trẻ.
    Bác sĩ khuyến cáo nên thận trọng với những đứa trẻ có bố, mẹ hoặc anh chị em bị các bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, dị ứng phấn hoa. Đối với những đứa trẻ này thì nguy cơ bị dị ứng sẽ cao vọt lên đến 60% đến 70%. Nếu ở trong những trường hợp này bạn nên bàn bạc với bác sĩ nhi khoa từ trước khi sinh xem bạn có cần phải thay đổi cách ăn uống hoặc môi trường sinh hoạt gia đình cho phù hợp hay không.
     
    momo thích bài này.
  9. tittom

    tittom Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    15/5/2008
    Bài viết:
    2,602
    Đã được thích:
    3,650
    Điểm thành tích:
    1,063
    5. Cho bé bú đúng cách, các tư thế cho bé bú
    Em bé của bạn đã được sinh ra cùng với bản năng sinh tồn. Ngay sau khi sinh em bé sẽ tìm ngay vú mẹ để bú.
    Ngay sau khi việc sinh nở diễn ra suôn sẻ thì điều quan trọng đầu tiên là em bé phải được đặt ngay lên bụng bà mẹ để mẹ và bé có thể cảm nhận được nhau bằng tất cả các giác quan và được làm quen với nhau. Quá trình quan trọng này người ta gọi là “Bonding”, nó là nền tảng cho tất cả các mối quan hệ giữa người với người sau này.
    Ở đại đa số các trường hợp thì sau một thời gian khi ra đời, trẻ tự động tìm bú mẹ. Đây là một sự kiện lớn đối với bà mẹ. Vào thời điểm này phản xạ bú ở trẻ đặc biệt mạnh. Phản xạ này giảm đi ở vài tiếng sau đó và làm cho việc cho trẻ bú lần đầu tiên trở nên khó khăn rõ rệt. Sẽ là rất bình thường nếu như sau lần bú đầu tiên trẻ chỉ bú một hoặc hai lần trong 24 giờ đồng hồ sau đó. Những giọt sữa non quý giá đã cho em bé tất cả những gì em bé cần trong thời điểm này. Bây giờ là lúc để bạn và em bé của bạn được tạm nghỉ ngơi sau kỳ vượt cạn.
    Cho bé bú đúng cách như thế nào?
    Bạn sẽ nói rằng cho con bú là một việc tự nhiên nhất trên thế gian này, thế nhưng ko phải lúc nào nó cũng dễ dàng như vậy. Việc ngực bị viêm & đầu vú bị đâu thường là hậu quả của việc cho con bú không đúng cách hoặc tư thế cho con bú bị sai. Nếu như trước khi cho bú bạn lau đầu vú bằng khăn mặt bông thì việc vệ sinh này đã làm tổn thương làn da rất nhạy cảm nơi đầu vú một cách không cần thiết. Xin các bà mẹ hãy dành thời gian để nghiên cứu hướng dẫn cho con bú đúng trước khi cho em bé bú:
    Bạn hãy dùng bàn tay mở ra như chữ C (tức là một bên là ngón tay cái đỡ phía bên trên, còn một bên là 4 ngón tay còn lại đỡ bên dưới vú) để đỡ vòng quanh. Điều quan trọng là không được để ngón tay chạm vào khu vực quầng đen xung quanh núm vú để cho em bé còn ngậm hết được khu vực núm vú. Để cho mồm em bé mở rộng bạn có thể dùng ngón tay mình xoa nhẹ lên gò má hoặc môi dưới của em bé. Để việc cho bú đem lại kết quả tốt nhất bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến 3 điều sau:
    1. Khi em bé đã mở rộng miệng thì bà mẹ đưa em bé đến gần vú chứ không đưa vú vào miệng em bé;
    2. Trong qúa trình cho bú không giữ đầu mà nâng đỡ gáy em bé;
    3. Tư thế rất quan trọng: Ngực và bụng bé luôn nằm trên một trục thẳng.
    Khi bạn nhận thấy rằng em bé đã bú cạn sữa một bên và chỉ còn mút nghịch thôi, bạn hay cho ngón tay út vào khóe miệng bé và đẩy nhẹ để bé nhả vú ra. Trước tiên bạn hãy kiểm tra xem bé có muốn ợ không rồi mới cho bé bú tiếp bên kia.
    Bạn hãy chú ý xem lần cuối cùng bạn cho em bé bú ở vú bên nào để lần sau cho bú bạn phải bắt đầu cho bé bú ở chính bên đó. Trình tự này rất quan trọng bởi vì chỉ khi cho bú cạn sữa ở cả hai bên vú thì sữa mới tiết ra đều ở cả hai bên và tránh được tình trạng tắc sữa.
    Em bé của bạn đã bú đúng cách khi miệng của em bao trùm được hầu hết cả vùng quầng xung quanh đầu vú. Khi bạn nghe thấy tiếng em bé nuốt sữa, khi cảm giác căng sữa giảm dần đi và khi em bé thư giãn hơn, đó chính là những dấu hiệu cho thấy em bé đã bú được nhiều sữa.
    Đối với bà mẹ có đầu vú quá to:
    Những bà mẹ có đầu vú quá to không phải quá lo lắng, bởi họ vẫn có thể cho con bú. Thế nhưng em bé cần phải mất một thời gian “luyện tập” để có thể ngậm được vú. Trong trường hợp mẹ có đầu vú to thì việc dùng máy bơm sữa là giúp ích được nhiều hơn cả. Máy bơm sữa là giúp ích được nhiều hơn cả. Máy bơm sữa sẽ giúp bạn bơm sữa ra một cách dễ dàng. Trong 6 tháng đầu tiên bạn không nên cho bé bú bằng ty trợ giúp vì sự khác nhau giữa ty trợ giúp và ty mẹ sẽ dễ làm em bé không thỏa mãn. Tốt nhất bạn nên bên tìm lời khuyên ở các bác sỹ và các bà đỡ ngay trước khi sinh.
     
    momo, Tiger_Hannigraeisic thích.
  10. tittom

    tittom Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    15/5/2008
    Bài viết:
    2,602
    Đã được thích:
    3,650
    Điểm thành tích:
    1,063
    [​IMG]
    Muốn cho bé bú được thoải mái và bú được tốt, miệng của bé ko chỉ ngậm mỗi đầu vú mà còn phải mở rộng bao trùm được hết cả quần xung quanh đầu vú.

    [​IMG]
    Mẹ dùng cả bàn tay đỡ vú

    [​IMG]
    Khi bé bú no mẹ dùng ngón tay út thận trọng cho vào khóe miệng bé & tách nhẹ, bé sẽ tự động rời vú.
     
  11. tittom

    tittom Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    15/5/2008
    Bài viết:
    2,602
    Đã được thích:
    3,650
    Điểm thành tích:
    1,063
    6. Các tư thế cho con bú
    Cho bú kiểu nửa nằm nửa ngồi:
    Tư thế bú này là tư thế thỏai mái nhất sau khi sinh nở và khi việc cho bú vẫn còn khó khăn. Em bé nằm ngang trên bụng mẹ và nửa người trên của mẹ dựa vào một cái gối kê cao.
    [​IMG]

    Cho bú nằm:
    Có thể cho bú theo tư thế này vào buổi đêm hoặc khi bà mẹ muốn nghỉ ngơi. Mẹ và em bé nằm cạnh nhau, bụng áp vào bụng, em bé phải nằm ở đúng vị trí đầu vú. Cánh tay và vai của mẹ dựa thẳng vào đệm, đầu gối vào gối. Mẹ có thể dùng một cái gối dài và tròn hoặc cuộn một cái khăn tròn để chặn lưng cho bé.
    [​IMG]

    Cho bú ngồi:
    Tư thế cho bú kiểu “nằm trong nôi” là tư thế phổ biến nhất. Đầu của em bé gối lên khủyu tay mẹ còn tay mẹ đỡ lấy mông em bé. Em bé quay bụng vào phía mẹ và do đó rất gần gũi với mẹ. Mẹ nên dựa tay vào một cái gối hoặc cái tay vị để vai và tay không bị căng lên và mỏi nhừ. Mẹ có thể kê cao chân lên một chiếc ghế đẩu thấp để tư thế được thỏai mái hơn.
    [​IMG]

    Cho bú kiểu quặt đằng lưng:
    Tư thế này đặc biệt để dành cho các bà mẹ đẻ sinh đôi hoặc khi đứa con lớn hơn muốn dựa vào lọng bạn trong lúc em bé bú. Trong trường hợp này em bé nằm dưới nách mẹ, đầu ở phía trước, còn chân ở phía lưng mẹ và được chựa vào rấ nhiều gối. Cánh tay dưới của mẹ đỡ lấy lưng em bé. Khi bắt đầu cho bé bú mẹ phải hơi ngả người ra phía trước, đến khi em bé đã bắt đầu bú thì mẹ có thể tựa người thỏai mái ra sau.
    [​IMG]
     
    momojenny_kitty thích.
  12. tittom

    tittom Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    15/5/2008
    Bài viết:
    2,602
    Đã được thích:
    3,650
    Điểm thành tích:
    1,063
    7. Lợi ích của việc cho bé ợ hơi
    Việc cho bé ợ sau khi cho bú là điều cực kỳ quan trọng, vì trong khi bú mẹ bé nuốt cả không khí vào bụng. Khí này sẽ tích tụ ở dạ dầy bé và gây tức bụng.
    Ngay khi bắt đầu cho bé bú bạn đã nhận ra bé phải ở ngay trong bữa ăn hoặc sau mỗi bữa ăn. Việc bé ở này là điều rất quan trọng liên quan đến sự thỏai mái của bé, bởi vfi mỗi khi bú bé đều nuốt vào người không khí cùng với sữa và loại ko khí thừa này sẽ gây đầy hơi. Việc cho ợ sẽ giúp bé nhẹ người. Tốt nhất mẹ hãy bế bé nằm ngả đầu trên vai và vỗ nhẹ vào lưng cho đến khi nghe thấy bé ợ.
    Trong trường hợp bé chưa ợ ngay thì đặt bé nằm nghiêng, luôn để mắt trông coi và một lúc sau lại bế bé lên. Có những em bé ợ hơi đc ngay trong khi còn đang bú. Mỗi em bé có một kiểu khác nhau và điều đó tùy thuộc vào kiểu bú của từng em nữa. Những em bé bú nhẩn nha theo kiểu thưởng thức thường không nuốt phải ko khí và ko cần phải ợ hơi.
     
    momo thích bài này.
  13. Evergreen

    Evergreen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/2/2009
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Mẹ tittom ơi, còn phần cuối về cách xử lý khi tắc sữa và cai sữa nữa, mẹ tittom post nốt đi cho mọi người tham khảo với. Tks mẹ tittom nhiều!
     
  14. tittom

    tittom Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    15/5/2008
    Bài viết:
    2,602
    Đã được thích:
    3,650
    Điểm thành tích:
    1,063
    8. Tắc sữa, nguyên nhân và giải pháp
    - Tình trạng tắc sữa: Tình trạng tắc sữa sẽ gây ra đau, căng cứng ở ngực, đôi khi ngực còn bị đỏ tấy, Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là việc em bé bú ko hết và bầu vú chưa cạn hẳn sữa. Khi bị tắc sữa thì bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn để cho vú được cạn sữa hòan tòan.
    Khi em bé bạn ko muốn bú nữa và bú ít đi (do ngủ lâu hơn, do bị sổ mũi) cũng có thể dẫn đến tình trạng tắc sữa,. Trong trường hợp này mẹ nên dùng máy bơm sữa hút lượng sữa thừa ra và bảo quản trong ngăn đá cho bé dùng về sau.
    Một nguyên nhân nữa cũng có thể dẫn đến tình trạng tắc sữa là việc cho bú sai. Bạn phải luôn chú ý khi cho bú là em bé không chỉ ngậm có đầu vú mà còn phải ngậm hết cả quầng xung quanh. Chỉ có như vậy thì bé mới bú cạn được bầu sữa.
    Chú ý: Sau khi đẻ nên nghỉ ngơi đầy đủ để có đủ sữa cho em bé bú. Những việc nhà như đi chợ, quét dọn nhà cửa hãy để cho người khác làm. Kinh nghiệm cho thấy chỉ khi mẹ được nghỉ ngơi đầy đủ thì mới có thể cho con bú tốt.
    - Làm gì khi bị tắc sữa?:
    Khi bạn bị tắc sữa thì việc trước tiên nên gọi cho bà đỡ hoặc bác sĩ để xin lời khuyên. Bà đỡ có thể chỉ ra ngay nguyên nhân nào gây tắc sữa và sẽ giúp bạn kịp thời. Trước khi bà đỡ đến, bạn có thể làm những cách sau để giảm đau:
    + Phun nước ấm qua vòi hoa sen vào chỗ bị cứng, vừa phun vừa xoa bóp nhẹ. Cuối cùng làm mát bằng ngăn mặt mát. Chú ý tuyệt đối không được dùng đá. Khi phun nước và ấp khăn mặt mát nhớ chừa đầu vú ra.
    + Bạn hãy thử nhiều tư thế cho bú khác nhau để bầu sữa được bú cạn kiệt ở tất cả mọi nơi. Nếu có thể thì nên cho em bé bú với tư thế hàm dưới hướng về phí bị đau, như thế sữa ở phần bị đau sẽ được bú cạn.
    - Các biện pháp nhằm tránh bị viêm ngực:
    + Thay khăn thấm sữa sau mỗi lần cho bú. Khăn thấm sữa phải có độ hút cao và thấm được chất ẩm vào bên trong và để đầu vú luôn được khô ráo.
    + Rửa sạch tay mỗi lần trước khi động tay vào vú để tránh lây nhiễm vi trùng.
    - Đầu vú bị tổn thương và viêm ngực
    Đầu vú bị tổn thương là do cho bé bú sai tư thế hoặc cho bé bú quá nhiều. Có những em bé rất thích được ngậm vú mẹ thật lâu để được thỏa mãn nhu cầu mút. Bạn cần phải dùng thay thế ty giả để bé mút.
    - Làm gì khi đầu vú bị tổn thương?
    Trong trường hợp đầu vú bị tổn thương do cho bú thì bạn cần lấy ngay lời khuyên của bà đỡ vì đầu vú bị tổn thương rất dễ gây ra tình trạng viêm vú. Về cơ bản, bạn có thể thực hiện các cách sau:
    + Để cho khí trời và ngực càng nhiều càng tốt.
    + Sau mỗi lần cho bú bạn hãy vắt vài giọt sữa cho đọng và khô lại trên đầu vú. Các này tốt hơn bất kỳ một loại kem nào.
    + Chỉ cho em bé bú ít ở bên có đầu vú bị tổn thương và vắt hết sữa còn thừa ra để tránh tình trạng tắc sữa.
    + Chỉ sử dụng ty trợ giúp cho bú trong thời gian ngán, bởi vì nó có thể giảm được những cơn đau ngực nhưng không chữa được tận gốc.

    9. Những câu hỏi thường gặp
    Việc mang thai và sinh nở là một gánh nặng đối với mỗi phụ nữa và cơ thể phụ nữ cần phải được nghỉ ngơi lấy lại sức sau những vất vả này. Những cảm giác như bất an, ko chắc chắn trong những tuần đầu tiên là bình thường. Sau đây là những câu hỏi mà bà mẹ đặt ra thường xuyên trong những tuần đầu tiên:
    - Cho bé bú thường xuyên như thế nào?
    Nguyên tắc cơ bản: Cho bé bú theo nhu cầu của cả hai bên. Tức là: thứ nhất bạn có thể cho bú khi bé quấy, đói, đòi bú; thứ hai khi ngực bạn căng sữa và muốn nhẹ bớt đi. Trong trường hợp đó bạn có thể đánh thức bé dậy và làm cho bé tỉnh táo để cho bú. Về nguyên tắc thì có thể cho bé bú đến 8 bữa một ngày trong những tuần đầu tiên. Nếu như em bé muốn bú một, hai bữa ít đi hoặc nhiều hơn thì bạn cũng không phải lo lắng. Mỗi trẻ sơ sinh cũng là mỗi cá thể riêng biệt và cũng có nhu cầu riêng như người lớn chúng ta.
    Khi em bé đòi bú đấy đã là dấu hiệu rất cấp thiết rồi. Ta cso thể nhận thấy em bé đói bằng các dấu hiệu sau:
    + Nằm ko yên, đạp, quẫy;
    + Chuyển động đầu liên tục;
    + Có động tác đưa tay lên miệng;
    + Đi tìm ti mẹ và muốn bú.
    Sau một thời gian nhất định khi mẹ và con đã quen nhau bạn sẽ thấy không khó khăn để nhận biết được những dấu hiệu đó.
    - Một bữa bú thường kéo dài bao lâu?
    Bác sỹ khuyên không nên cho bé bú lâu quá trong hai đến bốn ngày đầu tiên sau khi ra đời mà nên cho bé bú thường xuyên để cho tuyến sữa được kích thích mạnh và đầu vú khỏi bị đau.
    Sau những ngày đầu tiên thì nhịp độ bú sẽ được tự động điều chỉnh, Lúc đó một bữa bú (tính cho cả hai bên ngực) có thể kéo dài từ 20 đến 45 phút. Đây là khỏang thời gian đủ để bé có thể bú cạn sữa trong bầu ngực.
    - Bé có ăn đủ sữa hay không?
    Nếu em bé mới sinh của bạn bú sữa và có thể ngủ ngon trong vòng 2-3h nghĩa là em bé đã bú đủ sữa. Sẽ là hòan tòan bình thường nếu trong vòng 4 đến 5 ngày sau khi sinh em bé sụt cân đến 10% so với trọng lượng lúc mới ra đời, sau đó sẽ bắt đầu lên cân rất nhanh. Nếu như em bé ra đời đủ tháng và khỏe mạnh thì khi còn ở trong bệnh viện chỉ cần cân em bé mỗi ngày 1 lần. Bởi vì trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên thường bú rất ít và không đồng đều về lượng ở các bữa. Lượng sữa bé uống mỗi ngày, sơ đồ tăng cân và việc bé có lớn hơn hay không mới là điều quyết định.
    Với 10 hoặc 14 ngày tuổi em bé cần phải lấy lại được trọng lượng ban đầu. Bắt đầu từ đây những dấu hiệu như bé tăng cân thường xuyên, hàng ngày tã ướt vài lần và ít nhất 1 lần trong ngày đi ngoài, đó là những dấu hiệu cho thấy bé bú đủ sữa.
    Phân của trẻ nói lên rất nhiều về sức khỏe của trẻ: Mùi phân (hơi chua), màu hơi vàng là những yếu tố quyết định. Còn việc phân lỏng hay đặc có thể khác nhau ở từng đứa trẻ và không phải lý do khiến bà mẹ lo lắng.
     
  15. thitgacbep

    thitgacbep co dinh: 0923 82 84 88

    Tham gia:
    20/10/2008
    Bài viết:
    4,136
    Đã được thích:
    1,706
    Điểm thành tích:
    913
    em cưới hồi tháng 3 chị ạ, cưới trên sơn la thui! Có dịp báo cáo chị em chu đáo ạ!
    Bà xã đang tham khảo bài này rất hay của chị đấy, cám ơn chị
     
  16. me_yeu_tina

    me_yeu_tina Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/5/2009
    Bài viết:
    1,243
    Đã được thích:
    293
    Điểm thành tích:
    123
    Hic..thế đầu tí của mẹ nhỏ thì phải làm sao hả chị ới? e nuôi bé đầu nó k chịu ti ..đang dự định đứa 2 mà k biết xử lý thế nào đây ạ
     
  17. hoahong_qn

    hoahong_qn Thành viên tích cực

    Tham gia:
    23/11/2009
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Bài của mẹ tittom bổ ích thật đó. Chúc gia đình mẹ tittom mạnh khỏe và hạnh phúc nha!!!
     
    tittom thích bài này.
  18. olala2110

    olala2110 Thành viên mới

    Tham gia:
    22/1/2009
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Thanks chị nhiều lắm. Em có đứa thứ 2 rồi mà vẫn còn phải học hỏi những thông tin của chị đấy.
     
  19. .Sonic.

    .Sonic. Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    28/4/2010
    Bài viết:
    6,416
    Đã được thích:
    1,420
    Điểm thành tích:
    863
    Bài viết hay quá, cho em đánh dấu để nghiên cứu học hỏi nha!:)
     
  20. minudangyeu

    minudangyeu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Bài viết thật hay và bổ ích quá............
     
    tittom thích bài này.

Chia sẻ trang này