Bạn Kiểm Soát Tiền Hay Tiền Kiểm Soát Bạn?

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi Huuvi25, 28/6/2021.

  1. Huuvi25

    Huuvi25 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/6/2021
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nhiều người kiếm được nhiều tiền hơn người khác, nhưng vẫn luôn luôn rơi vào hoàn cảnh... cháy túi, lúc cần thì không có, thậm chí chỉ vì tiền mà các kế hoạch khác của cuộc sống đảo lộn theo. Lý do thật đơn giản: họ không có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

    Lập kế hoạch chi tiêu

    Cách đơn giản nhất để lập kế hoạch chi tiêu là “Giải pháp 60%” – có nghĩa là những chi phí thiết yếu như: ăn uống, nhà cửa, quần áo… chiếm khoảng 60% thu nhập của bạn. Phần còn lại dành cho tiết kiệm lương hưu, tiết kiệm cho những tình huống khẩn cấp (hoặc trả nợ), tiết kiệm ngắn hạn cho các chi phí phát sinh (đi du lịch, sửa chữa xe cộ…) và tiền giải trí…

    Tiết kiệm đúng cách

    Luôn có sẵn tiền lẻ (xu lẻ) trong người nếu bạn không muốn sau mỗi lần mua sắm, bạn lại có thêm một núi tiền xu lẻ trong nhà.

    Mặc cả: Người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng luôn có thói quen nói thách, vì thế, khi đi mua hàng, hãy chú ý mặc cả. Bạn không giàu để mua mọi thứ với giá trị không đáng có của nó. Một số nơi nổi tiếng về nói thách, nên kinh nghiệm là hãy mặc cả 1/3 giá tiền, rồi từ đó mặc cả dần lên.

    Tìm hiểu kỹ trước khi mua đồ: Một mặt hàng nhất định thường có nhiều nhà sản xuất và phân phối, và giá cả thường không quá chênh lệch. Vì thế, trước khi mua một món đồ, bạn hãy tìm hiểu kỹ về chất lượng, mẫu mã, khảo giá để mua được đồ tốt, hợp túi tiền. Chú ý những chiến dịch khuyến mãi, hậu mãi.

    Cẩn thận với những chiếc hoá đơn: Hãy sắp xếp hoá đơn theo từng chủng loại, đừng để chúng chất đống trong ví hay lăn lóc trong các góc nhà, để khi cần, bạn có thể dễ dàng tìm lại. Sắp xếp hoá đơn gọn gàng, hợp lý cũng là một cách để bạn kiểm tra mức độ tiêu dùng của mình để có biện pháp điều chỉnh hợp lý.

    Chi tiêu kế hoạch

    Hãy mua bảo hiểm y tế: Hãy suy nghĩ, nếu một ngày bạn bị tai nạn, ốm đau, bệnh hiểm nghèo, sẽ ra sao nếu bạn không có tiền trang trải những chi phí y tế đó? Nếu như bạn không được mua bảo hiểm ở nơi làm việc, hãy thử mua với tư cách cá nhân. Mỗi tháng bạn sẽ mất đi một khoản từ thu nhập của mình cho tiền bảo hiểm, nhưng lợi ích về lâu dài của nó là thứ bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

    Kế hoạch chi tiêu dự kiến: Tiền nhà (nếu bạn phải thuê nhà) chiếm cao nhất: 35%, đồ đạc: 8%, thức ăn: 10%, đi lại: 15%, quần áo: 4%, chi tiêu cá nhân: 5%, tiết kiệm: 5%, trả nợ: 10%, y tế: 8%

    Tiết kiệm tiền lương hưu: Ngoài tiền lương hưu mà bạn có được từ nơi làm việc của mình, hãy dành 10 - 15% thêm tiền lương của mình cho việc đó. Bạn không thể biết chắc tương lai sẽ ra sao, và bạn cần có lương hưu để có thể sống độc lập ngay cả khi về già.

    Tận dụng cơ hội: Tìm cách tăng thêm thu nhập ở quanh bạn. Hãy tìm hiểu và đầu tư thêm vào một lĩnh vực nào đó nếu có cơ hội. Như chứng khoán chẳng hạn. Sự lên xuống thất thường của cổ phiếu có thể làm bạn đôi lúc đau tim, nhưng đó cũng là một cơ hội để bạn thử sức mình.

    Có chiến lược đối với các khoản nợ nần: Thẻ tín dụng tiện lợi để thanh toán ở mọi nơi trên thế giới, nhưng hãy cố gắng kiềm chế tiêu lạm và hãy cố gắng trả hết những món nợ tín dụng này.

    Kinh nghiệm tham khảo

    Nếu bạn chuyển đến một nơi mới sống và làm việc, hãy khoan sắm sửa vội: Bạn có thể xin những đồ người khác đã dùng và không cần đến nữa; đi làm thêm để kiếm tiền, nó không chỉ giúp bạn kiếm được chút tiền để trang trải cuộc sống, mà còn giúp bạn sống nhiều hơn, hiểu nhiều hơn về xung quanh mình. Nếu có tiền, đừng mua những đồ quá đắt đỏ và quá xịn. Gu của chúng ta luôn thay đổi. Hôm nay ta thấy bộ ghế này đẹp, nửa năm sau sẽ thấy nó sao mà rẻ tiền… Mua đồ cũ: Nếu khéo léo, hiểu biết, bạn sẽ mua được những đồ cũ vừa tốt vừa đẹp lại vừa rẻ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Huuvi25
    Đang tải...


Chia sẻ trang này