Kinh nghiệm: Tại sao chúng ta nên mua bảo hiểm !

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi 2contrai, 11/6/2009.

  1. 2contrai

    2contrai Tù và hàng tổng

    Tham gia:
    6/4/2009
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    43
    Thắt lòng chuyện sau “đám hỏi” là 10 đám tang

    Cập nhật lúc 17:22, Thứ Ba, 24/11/2009 (GMT+7)

    - Sau đám ăn hỏi, tai nạn khủng khiếp xảy ra khiến 9 người nhà trai thiệt mạng, một người đi đường tử nạn, những người còn lại trên chiếc ô tô đều bị thương.

    [​IMG]

    Nhiều người không cầm được nước mắt khi dự đám tang mẹ con chị Hương. Ảnh: T.N



    Trưa ngày 24/11, đám ma mẹ con chị Nguyễn Thị Thanh Hương (SN 1967, ở 27 phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội) và con gái là Trần Ngọc Diệp (SN 1996) khiến nhiều người có mặt đều không cầm được nước mắt. Chồng và cô con gái lớn của chị cũng thì bị thương.

    Trưa hôm đó, sau khi lễ ăn hỏi của anh H. (ở Tây Sơn, HN) kết thúc, đoàn nhà trai từ nhà gái ở Thường Tín, HN trở về, chiếc xe ô tô 29 chỗ của nhà trai đi đến km 27+400 đường sắt, thuộc địa phận xã Văn Tự, huyện Thường Tín, HN đã va chạm với đoàn tàu TN1 chạy hướng Hà Nội- TP Hồ Chí Minh.

    Cú va chạm khiến chiếc ô tô rúm ró, vỡ gần như toàn bộ cửa kính, làm 9 người nhà trai trên ô tô thiệt mạng. Một người đàn ông đang đi xe máy trên đường bị chiếc ô tô xoay ngang đâm vào cũng bị chết ngay tại chỗ.

    Nhà anh H. vốn chỉ có hai anh em trai, nhưng tai nạn khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của bà chị dâu và cô cháu gái. Những người còn lại trong gia đình anh H. gồm bố mẹ, anh trai, một cháu gái lớn đều bị thương. Riêng anh H. chỉ bị thương nhẹ.

    Trong số 9 người thiệt mạng trên ô tô, có 4 chàng trai giúp chú rể bưng tráp đều tử nạn. Những người khác trên ô tô may mắn thoát chết thì cũng bị thương.

    Trong lễ đưa tang hai mẹ con chị Hương trưa 24/11, nhiều người không cầm được nước mắt khi thấy cảnh chồng chị Hương tập tễnh với chiếc nạng, mặt vẫn còn sưng húp, thâm tím vì vết thương do tai nạn gây ra. Vừa bước đi, người chồng vừa cúi đầu cám ơn bà con lối xóm đã đến đưa tiễn vợ và con gái út về nơi an nghỉ.

    Con gái lớn của chị Hương thì bị vỡ xương chậu vì tai nạn. Trong ngày đưa tang mẹ và em, chị phải ngồi xe đẩy, gào khóc thảm thiết. Có lẽ nỗi đau mất mẹ và em cùng lúc khiến chị không còn nhớ rằng chính mình cũng đang bị thương.

    Lẫn trong đám tang, anh H. vật vã như không thể bước tiếp. Hai người đi bên cạnh phải sốc nách đỡ anh đi. Anh H. không thể ngờ rằng ngày vui của mình đã trở thành một ngày đại tang.

    Bố mẹ anh H. may mắn thoát chết, nhưng hiện người mẹ thì bị gẫy xương sườn, phải nằm một chỗ; còn ông bố bị thương vào đầu. Không người chăm sóc, nhà lại có đại tang nên hôm nay bố anh H. bỏ bệnh viện về nhà.

    Dựa đầu vào tường, khuôn mặt vẫn còn những vết xước xát, bố anh H. kể lại: “Lúc đó đám thanh niên ngồi cuối xe đang trò chuyện rất rôm rả, vậy mà đùng một cái, tai nạn đã cướp đi sinh mạng của những người ngồi ba hàng ghế sau. Tôi đau quá”.

    Người nhà anh H. cho biết, thỉnh thoảng bố anh H. lại nôn ọe. “Chắc bác cũng không bị nhẹ đâu, nhưng giờ đang chuyện tang, chưa ai nghĩ đến chuyện chữa trị cho những người bị thương”, lời cô cháu gái.

    Còn anh H., sau khi tai nạn khủng khiếp xảy ra, anh gần như bị suy sụp hoàn toàn. Mấy ngày này, anh H. chỉ nằm gục trong phòng. Dù không phải lỗi của mình, nhưng tai nạn cũng khiến anh dằn vặt.

    Chú của anh H. cho biết: Đáng lẽ đám cưới sẽ được tổ chức vào ngày 18/10 âm lịch… Nhưng giờ không biết đến bao giờ mới có thể tổ chức được. “Có lẽ cho chúng nó về ở với nhau thôi, giờ còn tâm trạng đâu mà cưới với xin”, ông chú buồn rầu nói.

    Võ Lê
     
    Đang tải...


  2. 2contrai

    2contrai Tù và hàng tổng

    Tham gia:
    6/4/2009
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    43
    Bài học đau xót từ vụ ôtô đi ăn hỏi gặp nạn

    Bài học đau xót từ vụ ôtô đi ăn hỏi gặp nạn

    Vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra hôm 22/11 đến bây giờ vẫn khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng. Sự ân hận của lái xe Phạm Xuân Lăng giờ đã quá muộn, và kết cục đau lòng với 9 cái chết, 10 người bị thương cũng là bài học đắt giá cho những người cầm lái…

    Là lái xe lâu năm nhưng những quy định nằm trong Luật Giao thông đường bộ, cũng là nội dung trong kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe, Lăng đều không nắm được.

    Phan Xuân Lăng tỏ ra rất ân hận và gửi lời xin lỗi đến tất cả các gia đình bị nạn trọng vụ tai nạn tàu hỏa đâm ôtô chở đám ăn hỏi tại Thường Tín, Hà Nội. Nhưng những lời hối lỗi muộn màng đó phỏng có ích gì trước nỗi đau của hàng chục gia đình, khi ngày vui bỗng trở thành ngày tang tóc.

    Như thông tin đã đưa, 10h45 ngày 22/11, tại Km27+400 đường sắt Bắc Nam thuộc địa phận xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng. Ôtô 29 chỗ BKS 30S-2371 trong lúc cố vượt qua đường sắt đã bị tàu hỏa TN1 tông vào phần đuôi xe, làm 9 người chết, 10 người bị thương. Đây là vụ TNGT nghiêm trọng nhất được ghi nhận trên địa bàn huyện Thường Tín trong 20 năm qua.

    [​IMG]

    Chỉ duy nhất 1 trong 5 chàng trai là sinh viên bê tráp đám ăn hỏi này may mắn thoát nạn trong vụ tai nạn kinh hoàng.



    Nỗi đau của gia đình người bị nạn

    Gần một tuần trôi qua kể từ khi vụ tai nạn, các thành viên trong gia đình anh Trần Quốc Huy - chú rể trong đám ăn hỏi hôm đó vẫn trong tình trạng suy sụp về sức khỏe và tinh thần.

    Khuôn mặt buồn rười rượi, chị Trần Thị Tuyến (vợ anh Huy) lặng lẽ trong bếp chuẩn bị cơm cúng cho chị dâu Nguyễn Thị Thanh Hương và cháu Trần Ngọc Diệp, 2 người đã ra đi trong vụ tai nạn thảm khốc.

    Nằm trên giường điều trị vết thương, bà Nguyễn Thị Hữu, mẹ của chú rể thở dài: "Đúng lịch thì ngày 4/12 sẽ tổ chức lễ cưới cho các cháu. Giờ thì không có đám cưới nữa rồi. Sau vụ tai nạn, hai bên gia đình thống nhất cho cháu Tuyến về nhà chồng luôn".

    Ngồi bất động trước bàn thờ con dâu và cháu nội, nước mắt ông Trần Minh Khánh (bố của Huy) lặng lẽ chảy dài trên đôi gò má nhăn nheo. Ngày ăn hỏi cho Huy, riêng nhà ông có 7 người gồm hai vợ chồng ông, chú rể Trần Quốc Huy, hai vợ chồng anh trai Trần Quốc Hưng và vợ Nguyễn Thị Thanh Hương cùng 2 con gái Trần Ngọc Diệp và Trần Hồng Ly.

    Ngoài chị Hương và cháu Diệp tử vong, bà Hữu bị gãy xương sườn, cháu Ly bị rạn xương chậu. May mắn ông Khánh cùng 2 con trai chỉ bị chấn thương phần mềm.

    Trong số 9 người tử nạn còn có em trai ruột của ông Khánh là ông Trần Trung Dũng, ở tổ 6 Quang Trung, Đống Đa, 2 người bạn thân của chú rể và 4 thanh niên trong đội bê tráp.

    Là nạn nhân của vụ tai nạn nhưng ông Khánh không tránh khỏi day dứt: "Thương nhất là 4 cậu bê tráp. Các cháu đều là sinh viên đang học tại Hà Nội. Qua một người bạn của cháu Huy, các cháu rất nhiệt tình đến bê tráp giúp trong lễ ăn hỏi".

    Điều mà gia đình ông Khánh còn băn khoăn hiện nay, đó là người cháu ruột Trần Hoài Nam, 32 tuổi (con của nạn nhân Trần Trung Dũng đã tử vong) bị chấn thương sọ não nặng, đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Việt Đức. Hoàn cảnh của anh Nam hiện rất khó khăn, có 2 con nhỏ, vợ ở nhà nội trợ.

    Là lao động chính nên khi anh Nam gặp nạn, gia đình không biết trông cậy vào đâu. "Mỗi ngày tiền viện phí hết 3,5 triệu đồng, bạn bè, họ hàng giúp đỡ cũng có hạn, nếu kéo dài, chắc gia đình cháu phải bán nhà", ông Khánh thông tin.


    Phan Xuân Lăng thuê trọ tại một ngõ nhỏ trên đường Phùng Khoang, Hà Nội. Căn phòng nhỏ chưa đầy chục mét vuông là nơi ở của hai vợ chồng Phan Xuân Lăng. Hai người em vợ của Lăng thuê nhà ngay bên cạnh, cũng đang có mặt động viên chị.

    Giống như hoàn cảnh của nhiều người ngoại tỉnh khác, căn phòng lỉnh kỉnh đồ đạc, bếp nấu ăn chỉ cách giường ngủ vài bước chân. Phan Xuân Lăng bị bắt giữ, gánh nặng gia đình đè lên vai người vợ trẻ. Bố của Lăng đang điều trị u não trong Bệnh viện Bạch Mai. Vừa đi làm, vừa chăm bố chồng bệnh tật, lại thăm nuôi chồng, chị Nguyễn Thị Chuyên, vợ của Lăng phải gửi đứa con trai hơn 4 tuổi cho ông bà ngoại ở Bắc Ninh chăm sóc.

    Sự ân hận muộn màng của lái xe


    Tại nhà tạm giữ Công an huyện Thường Tín, tiếp xúc với chúng tôi, Phan Xuân Lăng đã lấy lại bình tĩnh. Lăng cho biết năm 2004, sau khi học lái xe tại Sơn Tây, Lăng chạy xe tải chở hàng cho Công ty Miwon.



    Tháng 7/2009, Lăng thi nâng bằng, chuyển sang lái xe khách du lịch cho Công ty Quyết Thắng (trụ sở tại phố Lý Nam Đế). Sáng 22/11, Lăng được công ty giao nhiệm vụ đưa xe ôtô đến gò Đống Đa chở một đám ăn hỏi, xuất phát lúc 8h hơn; có tất cả 28 người lên xe ôtô. Khoảng 9h15', xe đến nhà gái tại xã Đại Thắng, Phú Xuyên. Đến 10h30', mọi người từ nhà gái trở về. Không khí trên xe rất vui vẻ, mọi người rôm rả bàn chuyện liên hoan vào buổi trưa. Khoảng 10h45', xe đến đoạn đường sắt xảy ra tai nạn. Lái xe Lăng cho biết, khi ôtô chạm bánh vào đường ray thứ nhất thì nhìn thấy tàu hỏa, lúc đó tàu còn cách khoảng vài chục mét nên nhấn ga cho xe vọt qua, nhưng không kịp...



    Chúng tôi hỏi Lăng: Tại sao anh không dừng xe lại? Nếu dừng lại lúc đó, có thể tàu hỏa chỉ va vào đầu xe, thiệt hại sẽ ít hơn? Lăng im lặng.



    Sự im lặng của Phan Xuân Lăng khiến chúng tôi gai người. Là lái xe lâu năm nhưng những quy định nằm trong Luật Giao thông đường bộ, cũng là nội dung trong kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe, Lăng đều không nắm được.



    Theo một người bán hoa quả gần đường tàu cho biết, thấy chiếc ôtô khách lao đến, chị chạy ra, giơ tay làm hiệu nhưng lái xe không dừng lại mà cho xe lao qua đường ray.



    Kết thúc buổi gặp, Phan Xuân Lăng tỏ ra rất ân hận và gửi lời xin lỗi đến tất cả các gia đình bị nạn. Nhưng những lời hối lỗi muộn màng đó phỏng có ích gì trước nỗi đau của hàng chục gia đình, khi ngày vui bỗng trở thành ngày tang tóc.



    Cần làm rõ trách nhiệm của ngành Đường sắt

    Theo Trung tá Ngô Phúc Thành, Đội phó Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an huyện Thường Tín, ngoài lỗi chính của lái xe thiếu quan sát khi đi qua đường giao nhau với đường sắt, cơ quan điều tra Công an huyện đang tiếp tục làm rõ trách nhiệm của ngành Đường sắt. "Hệ thống cảnh báo ở điểm xảy ra tai nạn trên hỏng từ 18h ngày hôm trước, 21/11. Ngành đường sắt chỉ treo biển thông báo thiết bị hỏng ở một bên đường. Tại thời điểm xảy ra tai nạn, không có nhân viên đường sắt trực tại điểm trên", Trung tá Thành cho biết.



    Buổi chiều cùng ngày sau khi xảy ra vụ tai nạn, ngành Đường sắt đã khắc phục, sửa chữa thiết bị cảnh báo. Nhưng hậu quả của vụ tai nạn thật kinh hoàng. "Hơn 20 năm công tác tại Công an huyện, đây là vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nhất, đau lòng nhất mà chúng tôi phải giải quyết".



    Anh Ngô Văn Hiệp, 30 tuổi, ở quận Đống Đa, một nạn nhân may mắn thoát nạn cho biết, trên đường từ đám ăn hỏi trở về, anh ngồi ngay sau ghế của lái xe. Cách đường ray khoảng 20m, anh thấy phía bên đường có mấy người giơ tay ra hiệu. Đoán là có tàu, anh nhổm người lên quan sát nhưng góc nhìn hai bên đường, nơi giao nhau với đường sắt đã bị nhà cửa, hàng quán che khuất. Anh vỗ vai lái xe Phan Xuân Lăng nhắc: "Cẩn thận, có tàu đấy". Lái xe giật mình nhìn sang. Lúc đó, cả đoàn tàu vun vút lao tới, bánh xe ôtô đã chạm đường ray. Lái xe ôtô cua tay lái và nhấn ga. Nhưng tai nạn đã xảy ra...

    Tại sao chúng ta nên mua bảo hiểm !

    --------------------------------------------------------------------------------

    Vì cuộc sống không phải lúc nào cũng như chúng ta mong đợi. Trong số chúng ta, ai cũng mong muốn có một gia đình hạnh phúc, mọi người luôn luôn được khoẻ mạnh và thành công trong cuộc sống. Nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó. Có thể một lúc nào đó những điều không may xẩy ra đối với chính bản thân chúng ta hay đối với người thân của chúng ta. Lúc đó mọi gánh nặng về tài chính và tinh thần sẽ dồn hết lên đôi vai chúng ta hay những người mà chúng ta yêu thương. Chắc rằng không ai mong muốn điều đó xảy ra nhưng thực tế thì hàng ngày tai nạn vẫn thường xuyên xẩy ra, bệnh viện luôn luôn chật cứng người. Có ai đảm bảo được rằng người thân của mình luôn luôn được an toàn? hay chính bản thân mình cũng vậy? Có thể lúc bình an, chúng ta không để ý và không nghĩ đến một phương án bảo vệ nào đó. Nhưng khi rủi ro xẩy ra, chúng ta mới biết quý trọng bản thân mình và quý giá những sự hỗ trợ về mặt tài chính cũng như tinh thần từ bên ngoài.
    Nếu như chúng ta là một người giàu có, có hàng trăm triệu hay nhiều hơn để gửi vào ngân hàng và có thể trang trải mọi khó khăn khi những điều không may xẩy ra. Còn nếu chúng ta muốn có đủ tiền để trang trải chi phí khi rủi ro xẩy ra trong lúc điều kiện chúng ta đang khó khăn, chỉ có thể giành giụm được một khoản tiền nhất định, thì chúng ta nên mua bảo hiểm. Bảo hiểm không chỉ giúp ta tiết kiệm mà còn hỗ trợ chúng ta về mặt tài chính khi có rủi ro xẩy ra.
    __________________



    Theo Hương Vũ - Duy Hiển

    Công An Nhân Dân
     
    Sửa lần cuối: 30/11/2009
  3. Mimosa2009

    Mimosa2009 www.shopmisa.com

    Tham gia:
    2/9/2009
    Bài viết:
    5,950
    Đã được thích:
    1,467
    Điểm thành tích:
    913
    Hệ thống cảnh báo hư, lái xe ẩu, bao nhiệu nhân mạng phải chịu mất :mad:
     
  4. meo_meo87

    meo_meo87 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/5/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    ô thế đây là nơi các bác BH cãi nhau à??
     
  5. 2contrai

    2contrai Tù và hàng tổng

    Tham gia:
    6/4/2009
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    43
    Bảo hiểm cũng như hệ thống cảnh báo đường sắt hay như một cái chắn tàu ! có cảnh báo đây rồi các Bạn nhé !

    Tôi vẫn sợ rằng có rất nhiều lái xe ẩu như vậy nữa ...Thật buồn !
     
  6. ChipDoctor

    ChipDoctor Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Say khi lập gia đình mình cũng đã mua bảo hiểm cho bản thân và bây giờ có em bé rồi mình cũng mua luôn cho con. Mình mua giá trị bảo hiểm là 300tr (mình nhấn mạnh giá trị bảo hiểm thôi nhé), như vậy mỗi năm hai mẹ con chi 8tr đóng trong vòng 15 năm. Mình nghĩ như vậy là hợp lý, vì nhiều khi vài trăm nghìn mỗi tháng có khi chỉ một quyết định nhỏ là đi teo rồi, nhưng mình mua bảo hiểm vừa được bảo hiểm mà lại giữ được tiền (bản thân mình khi mua bảo hiểm mình ko nghĩ đến l/suất vì số tiền nhỏ không đáng kể).

    Về phương diện người mua bảo hiểm mình nghĩ giá trị bảo hiểm là rất rõ ràng nhưng ít ngừoi hiểu, một phần cũng vì các công ty bảo hiểm và ngừoi làm bảo hiểm có khi cũng chưa rõ giá trị thực của nó và cũng chưa biết cách cho khách hàng thấy giá trị đích thực.

    Với các bạn bán bảo hiểm: các bạn nói dài dòng quá, mọi người cũng không đọc hết đâu. Như thế này là đã không thực tế rồi. Đôi lời góp ý.
     
    2contraidoanthinh81 thích.
  7. thienfu

    thienfu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/11/2009
    Bài viết:
    1,149
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    103
    Em nghĩ mua bảo hiểm rất bổ ích và an toàn. Nhưng đôi khi mức thu nhập và mong muốn kiếm thêm thu nhập sẽ hạn chế việc sẵn sàng mua bảo hiểm đấy ah.
     
    2contrai thích bài này.
  8. ChipDoctor

    ChipDoctor Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Tùy theo thu nhập bạn có thể lựa chọn hình thức và giá trị của bảo hiểm bạn ạ. Mình cũng chọn giá trị nhỏ, hợp lý đối với gia đình thôi.
     
    2contrai thích bài này.
  9. bhnttv

    bhnttv Banned

    Tham gia:
    16/11/2008
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    8
    Xe bố con đâm nhau, một người tử nạn
    28/11/2009 09:50 (GMT +7)
    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xahoi/419592/index.html

    Vụ tai nạn giao thông hi hữu khiến người cha 37 tuổi tử vong tại chỗ, hai con trai đang bị thương nặng.Tai nạn xảy ra vào chiều ngày 26/11, trên tuyến đường Phước Tân - Bãi Ngã đoạn qua thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Cảnh sát giao thông cho biết, hiện trường vụ tai nạn cho thấy hai xe máy đều chạy với tốc độ cao. Trong đó, xe của anh Nguyên Văn Trung (37 tuổi, người địa phương) lưu hành theo hướng bắc - nam, còn chiếc kia do chính con ruột anh là Nguyễn Văn Hiếu (19 tuổi) cầm lái, chở em là Nguyễn Văn Thảo (16 tuổi), lưu hành theo hướng ngược lại. Vụ tai nạn đã làm anh Trung chết tại chỗ. Hiếu và Thảo bị thương nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Hai xe hư hỏng nặng. Nguyên nhân vụ tai nạn này đang được công an điều tra, làm rõ.


    Theo Xuân Hiếu
     
    Sửa lần cuối: 7/12/2009
  10. ruouvangchat

    ruouvangchat Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/9/2008
    Bài viết:
    1,044
    Đã được thích:
    228
    Điểm thành tích:
    153
    Đọc thông tin về vụ tai nạn của xe đi ăn hỏi thấy thật thương tâm quá, mình nghe qua đã thấy thương, giờ lại đọc và xem ảnh của nạn nhân càng thấy xót xa vì các bạn ấy còn trẻ quá.
    Nhưng nói thật vẫn k thấy đồng tình với cách post bài của bạn, với mục đích để mọi người hiểu rõ, và mua bảo hiểm mà đưa thông tin lên đây. Mình vào đây nhiều rồi, thấy bạn rất hay đưa lên các tai nạn, Tai nạn là nỗi đau, k phải là để giới thiệu về lợi ích của 1 loại hình...(tiết kiệm, kinh doanh, phòng thân.v.v)

    Mình nghĩ, nếu là 1 người đại lý bảo hiểm, bạn có thể giới thiệu các gói bảo hiểm...Chứ tất cả mọi người đều hiểu cái lí do nên mua bảo hiểm là "nhỡ ta có làm sao thì...người nhà ta sẽ có tiền", nghe buồn lắm.
     
    2contrai thích bài này.
  11. 2contrai

    2contrai Tù và hàng tổng

    Tham gia:
    6/4/2009
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    43
    Nghề này mọi người thường nói đùa với nhau rằng đó là nghề đi bán NIỀM TIN .
    Với những ai có tâm huyết với nghề và có một niềm tin thì chắc chắn rằng họ sẽ là người thành công và như câu nói của AIA : "THÀNH CÔNG CỦA BẠN SẼ LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ ".

    Tại sao vậy ?
    Bảo vệ gia đình, người thân của bạn không bao giờ là một việc cần phải cân nhắc kỹ hay trì hoãn. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống chúng ta và có thể cho bất cứ ai. Ở các nước phát triển việc mua BHNT ăn sâu vào ý thức của người dân. Cho nên việc mua BHNT ngoài các giá trị thiết thực về tài chính còn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng về mặt tinh thần. Chính vì vậy, ở một số nước người ta gọi BHNT là "peace of mind"- với ý nghĩa là BHNT mang đến sự "bình yên cho tâm hồn".

    Việc so sánh BHNT với tiền gửi ngân hàng là điều không nên, vì hợp đồng bảo hiểm đảm bảo chắc chắn cho bạn và gia đình về mặt tài chính trong tương lai khi bạn không may mất khả năng lao động như là một ví dụ. Lời khuyên của các chuyên gia về hoạch định tài chính cá nhân cho tất cả mọi người là nếu bạn có khả năng thì tốt nhất nên "đa dạng hoá" các khoản đầu tư của mình, trong đó không thể bỏ qua một khoản đầu tư khá hữu hiệu và có tính đảm bảo cao nhất là BHNT.

    Có nhiều sản phẩm BHNT khác nhau cho các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Có sản phẩm đề cao tính tiết kiệm hoặc đầu tư, và có sản phẩm thiên về tính bảo vệ. Có sản phẩm trung hoà các đặc tính tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư. Thông thường các sản phẩm thiên về tiết kiệm, đầu tư có số phí bảo hiểm cao hơn. Nếu bạn không có khả năng trả một số phí bảo hiểm lớn, bạn vẫn có thể mua loại sản phẩm thiên về bảo vệ như các sản phẩm tử kỳ. Các sản phẩm này không có giá trị đáo hạn nhưng trong thời hạn của sản phẩm nếu có rủi ro xảy ra bạn và gia đình sẽ được bảo vệ về mặt tài chính
     
  12. 2contrai

    2contrai Tù và hàng tổng

    Tham gia:
    6/4/2009
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    43
    Bạn có thu nhập là bao nhiêu? Bạn có biết chắc mình không bị rủi ro không? Nếu khoản thu nhập đó mất đi vì lý do bạn gặp rủi ro hay bị ốm đau, tai nạn thì gia đình bạn có nhận được khoản thu nhập này nữa không? Vậy bạn làm gì để bảo vệ nguồn thu nhập?


    1.Có cách nào tạo ra tài sản lớn cho bạn hay gia đình bạn không?

    Nếu bạn tiết kiệm 10 triệu 1 năm thì phải mất 20 năm bạn mới có 200 triệu, nếu lỡ có chuyện gì với bạn trước 20 năm thì bạn không có 200 triệu nữa. Nhưng nếu bảo hiểm cho bạn luôn nhận được 200 triệu dù có chuyện không may xảy ra đối với bạn trước 20 năm. Và nghiễm nhiên bạn nhận được ngay số tiền lớn đó không cần phải tiết kiệm đến 20 năm.

    2. Nếu bạn cần 1 khoản tiền lớn thì bạn làm gì bây giờ?

    Bạn cần 1 khoản tiền lớn sau này cho con đi học hay mua nhà, mua xe thì bạn làm gì ngay bây giờ? Chắc chắn là tiết kiệm rồi đúng không.

    3. Nếu bạn phải vào viện thì bạn muốn ai trả tiền cho bạn?

    Sức khỏe là điều mà mọi người không nói trước được. Ngay cả bạn rất quan tâm đến sức khỏe của mình nhưng mỗi năm đến thì sức khỏe của bạn lại giảm 1 chút. Bạn thử so sáng sức khỏe của bạn khi bạn 20 tuổi với lúc bạn 30, hay lúc 30 với 40 .... Nhưng điều đáng nói là con người có thể chết vì một bênh nào đó.
    Nhưng nếu bạn nằm viện thì bạn muốn ai chi tiền viện phí cho bạn? Nếu có hai bên đứng ra trả viện phí cho bạn thì bạn chọn bên nào: bên A là gia đình bạn đó là cha mẹ, vợ con bạn; bên B là người mà bạn không hề quen biết. Bạn chọn bên nào. Bên A hay B. Nếu bên B thì hãy nói với tôi, tôi sẽ cho bạn biết đó là ai. Là bảo hiểm đó.

    4. Ai là trả lương và trả các chi phí khác cho khi bạn bị thương tật không còn khả năng làm việc nữa?

    Nếu bạn bị thương tật thì chi phí cho gia đình có tăng không? Bạn có thu nhập hàng tháng không? hoàn toàn không! Thật là bất hạnh làm sao khi bạn vẫn sống mà không có thu nhập trong khi đó người thân lại phải trả chi phí cao hơn ngày thường.
    Bạn nghĩ thế nào nếu có kế hoạch mà nếu chuyện không may xảy ra đối với bạn thì bạn vẫn có thu nhập trong khi gia đình bạn và bạn đã có 1 người khác đứng ra chi trả cho chi phí phát sinh của bạn.

    5. Nếu bạn là doanh nhân thì đầu tư vào đâu là hiệu quả nhất?

    Bạn dành ra hàng chục triệu hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để đầu tư vào 1 dự án kinh doanh. Dù bạn kinh doanh giỏi tới cỡ nào thì bạn luôn chịu một hệ só rủi ro nào đó? bạn có phương án kinh doanh nào mà bạn không bao giờ bị lỗ không? Nếu bây giờ có 1 dự án kinh doanh là đảm bảo hệ số rủi ro bằng không, và lãi ít nhất từ 3 đến 100 lần tùy thuộc thời gian, bạn nghĩ thế nào?

    6. Bạn thể hiện tình yêu thương chăm sóc đối với gia đình tương lai của bạn như thế nào?

    Nếu bạn nghĩ chu cấp đầy đủ cho gia đình của bạn ngày hôm nay nhưng nếu bạn không còn sống để chu cấp tiếp thì gia đình bạn sẽ ra sao. Nếu chu cấp tất cả cho ngày hôm nay mà ngày mai có thể túng thiếu thì thật là đáng trách.
    Nếu bạn có con cái bạn nghĩ rằng mình chu cấp cho nó đầy đủ hôm nay thì bạn đã hoàn thành trách nhiệm. Nhưng nếu có điều không may xảy ra với đứa con thân yêu của bạn và tất cả những thứ mà bạn đã xây dựng cho nó trở nên vô ích. Bạn đã xây dựng cho con bạn 1 lâu đài mà quên xây dựng tường thành để bảo vệ lâu đài đó. Nếu có giải pháp mà sự chăm sóc của bạn dành cho con cái là một bức tường vững chắc trong suốt quãng đời của nó, chính nó thay bạn chăm sóc cho con cái bạn khi bạn không còn khả năng. Chính bạn chăm sóc tương lai cho con cái thì tương lai sẽ chăm sóc nó băng phương án mà tôi dành cho bạn

    7. Nếu bạn chưa có lương hưu thì cuộc đời khi bạn xế chiều sẽ ra sao?

    Nếu bạn thấy những cảnh mà các cụ già phải vật lộn với cuộc sống để tồn tại thì bạn mới thấy tầm quan trọng của tiền lương hưu.
    Bạn về hưu với 1 khoản tiền hàng tháng, nhưng nếu bạn qua đời sớm thì gia đình bạn có nhận được tiền lương hưu của bạn không, thật bất công khi một người làm lụng cả đời và dành ra 1 khoản để khi mình về hưu có 1 khoản tiên hàng tháng nhưng không may họ lại không sống đủ lâu để nhận nó, trong khi gia đình họ lại không được nhận. Bạn nghĩ điều này thế nào?
    Nếu có phương án cho bạn là dù bạn có lương hưu hay không nhưng nếu bạn tham gia thì bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với số tiến mà bạn đóng góp vào. Dù bạn có ra đi sớm hay muộn nhưng chắc chắn bạn hoặc gia đình bạn được nhận. Bạn có tin không.

    8. Bạn hãy bảo vệ mình khi còn được bảo vệ

    Sức khỏe của bạn có thế hiện nay rất tốt, nhưng 10 hay 20 năm nữa thì sao. bạn có dám chắc nó sẽ luôn khỏe mạnh chứ. Khi bạn còn có sức khỏe thì hãy bảo vệ nó. Đừng để khi vào viện rồi mới bảo vệ, không còn kịp nữa đâu. Mà bạn biết đấy chi phí ở bệnh viện không nhỏ chút nào đâu.
    Rất nhiều người gặp phải bi kịch sau" khi chúng ta có đủ tiêu chẩn để được bảo vệ thì chúng ta lại sợ mất tiền hay không có tiền, nhưng khi có tiền rồi thì lại không còn đủ tiêu chuẩn để được bảo vệ nữa".
    Hãy bảo vệ mình trước khi quá muộn.

    9. Của hồi môn nào đáng giá nhất mà bạn dành cho con cái?

    Nếu bạn muốn dành 500 triệu làm của hồi môn cho con cái sau này thì bạn phải làm gì? tiết kiệm chăng? Nếu bạn ra đi sớm hay không còn khả năng làm việc thì số tiên bạn dành dum làm của hồi môn cho con cái có thực hiện đực không. Nếu có phương án mà bạn chắc chắn rằng con bạn sẽ nhận được 500 triệu dù điều gì xảy ra với bạn thì bạn nghĩ rằng mình nên tham gia không.

    10. Bạn quản lý tiền của mình thế nào?

    Nếu bạn nghèo khó thì gia đình bạn sẽ ra sao nếu bạn không đem lại thu nhập nữa.
    Nếu bạn là người khá giả thì bạn muốn trở nên giàu có thì làm cách nào?
    Nếu bạn giàu có thì bạn quản lý tiền của mình như thế nào, có cách nào mà gia đình bạn luôn luôn giàu có không.
    Kiếm tiền rất khó nhưng tiêu tiên rất dễ và rất nhanh. Bạn thử tính xem bạn kiếm 500 triệu trong bao lâu và bạn tiêu hết 500 triệu trong bao lâu. chênh lệch về thời gian của việc kiếm và tiêu là cực lớn. bạn nghĩ thế không?
    __________________
     
  13. 2contrai

    2contrai Tù và hàng tổng

    Tham gia:
    6/4/2009
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    43
    Một lần say rượu, cậu tôi trở nên tàn phế !



    Người gửi: Hùng Vỹ

    Ngày gửi: 23.12.2009


    (aFamily)- Đang là một người kiếm tiền chính của gia đình, vậy mà giờ đây cậu tôi thành người tàn phế, khiến cho kinh tế gia đình vô cùng khó khăn.

    Trong đời người, ai cũng phải uống rượu. Có người uống nhiều và có người uống ít. Trong mọi cuộc vui, mọi tâm trạng đều phải có men mới làm cho người ta nhớ mãi.

    Uống rượu không phải xấu nếu mỗi người uống rượu kiểm soát được bản thân mình. Đừng để hơi men chi phối mọi hành động của bản thân bởi lúc đó nó sẽ biến ta thành kẻ say. Mà kẻ say thường không làm chủ được mình. Mọi chuyện đều có thể xảy ra và nguy hiểm hơn cả nếu nó đe dọa tính mạng con người.

    Chị Oanh có người chồng với tửu lượng khá nhưng dù có uống giỏi đến đâu cũng có lúc phải say. Tình huống trước, anh nhà chị tuy đi được về nhà nhưng quãng đường anh đi trong trạng thái say thì vô cùng nguy hiểm. Không chỉ chuyện gió máy mà gở mồm, tai nạn xảy ra mới đáng lo hơn cả. Nếu chẳng may mất mạng thì một chốc còn nguôi ngoai chứ nếu chẳng may tật nguyền tay chân hay ảnh hưởng tới phần đầu thì có thể nói bất hạnh không chỉ cho người bị mà còn gây cho người thân thêm bao nhiêu nỗi khổ tâm.


    Tôi nói vậy không phải không có cơ sở bởi cậu tôi chính là nạn nhân trong một lần uống rượu quá chén với bạn bè. Tôi đi thăm ông trong bệnh viện mà không cầm được nước mắt. Ông mới ngoài 40 một chút nhưng giờ thành người tàn phế vì đôi chân đã bị cắt.

    Hôm đó ông đi dự một buổi tân gia nhà người bạn. Vốn là một tay rượu có độ chì lớn nên ông được gia chủ sếp vào mâm “đinh” với toàn các cao thủ uống rượu. Chủ nhà có câu nhờ ông tiếp khách hộ mâm ấy. Được lời như cởi tấm lòng, ông ngồi xuống mâm châm rượu mời khách. Mâm cơm rôm rả vì mọi người cùng cạ với nhau. Uống rượu rất xung, hết người này mời lại người kia nâng nên xong chai này cậu tôi lại lấy chai khác. Thứ rượu nếp quê không sốc mà ngấm dần dần.

    Khi tàn bữa tiệc cũng là lúc cậu tôi ngà ngà. Có lẽ lúc đó hơi men mới chỉ hơi ngấm khiến cậu tôi khó chịu chứ chưa say. Ông đứng lên xin phép chủ nhà ra về. Bạn ông cẩn thận hỏi có đi được không, ông nói uống thể chưa ăn thua gì. Nhìn vẻ tự tin của cậu tôi, hơn nữa ông bạn cũng biết cậu tôi là cao thủ rượu nên không níu kéo để cậu tôi về.
    Quãng đường từ nhà bạn về nhà mình không xa nhưng phải đi qua một cái dốc không có dải phân cách. Trên đường đi về cũng là lúc rượu ngấm nặng. Đến đoạn dốc, cậu tôi kéo ga mạnh, đột nhiên lốp xe tỳ lên hòn gạch vỡ, cậu tôi loạng choạng văng ra khỏi xe nằm sóng soài. Đúng lúc đó, một chiếc xe tải ngược chiều bon dốc không phanh kịp đã nghiến lên chân cậu tôi. Và kết cục thì ai cũng biết.

    Đang là một người đàn ông khỏe mạnh, xốc vác mọi công việc, là người kiếm tiền chính của gia đình. Bây giờ mất chân chạy, thành người tàn phế khiến cho kinh tế gia đình vô cùng khó khăn. Mợ tôi vừa phải chèo chống gia đình, nuôi hai đứa con đang tuổi đi học vừa thuốc thang cho cậu. May được anh chị em ở cạnh giúp đỡ phần nào nhưng nỗi đau trong mợ tôi không bao giờ nguôi ngoai. Còn cậu tôi thì vẻ ngoài cố gắng thể hiện cho mọi người, vợ con đỡ lo nhưng thỉnh thoảng không nén nổi tiếng thở dài. Nhiều lúc cậu còn khóc, giọt nước mắt mặn chát, xót xa.

    Cậu tôi đóng chiếc xe ba bánh làm xe ôm, cũng đỡ ưu phiền hơn. Từ đó ông cũng cạch không uống một giọt rượu nào nữa, dù là có vui đến đâu. Mọi người cũng không dám mời rượu trước mặt ông vì sợ gợi lại nỗi đau trong cậu.

    Tôi kể lại câu chuyện này muốn khuyến cáo mọi người cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Rượu cũng vậy, đôi khi nó làm ta hưng phấn, quên sầu nhưng có lúc nó đem lại cho ta những trái đắng không thể đắng hơn.

    Vậy những người đàn ông dù có uống rượu nhưng xin nhớ có điểm dừng. Nếu muốn vui quên mình thì hãy lường trước những tình huống xấu mà cậu tôi là một ví dụ!

    Thân!

    (sưu tầm )
     
  14. chuotcontime

    chuotcontime

    Tham gia:
    1/5/2009
    Bài viết:
    10,106
    Đã được thích:
    2,582
    Điểm thành tích:
    863
    Ui, bạn ui, sao tớ không biết thay đổi này nhỉ?
    Tớ cũng đang tham gia mấy cái Hợp đồng BH của Manulife đây, chẳng thấy tư vấn nói gì cả...Chán quá....
     
  15. 2contrai

    2contrai Tù và hàng tổng

    Tham gia:
    6/4/2009
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    43
    Vạ vật chăm người thân nằm viện !

    Gương mặt chi chít nốt muỗi đốt, đôi mắt thâm quầng, ông Thắng ngồi co ro trên tấm bìa các tông kê ở góc sân Bệnh viện Việt Đức. Đây là chỗ vợ chồng ông ngả lưng suốt gần nửa tháng nay để trông con nằm viện.

    Ông Nguyễn Trọng Thắng (Lục Nam, Bắc Giang) kể, cách đây 14 ngày, con trai ông đang đi bộ đến chỗ làm thì một thanh niên say rượu đâm vào, bị dập não, gãy một chân. Suốt từ hôm vào viện đến nay, con nằm điều trị trong khoa Hồi sức cấp cứu, vợ chồng ông thay nhau ngồi túc trực trước cửa khoa, đợi bác sĩ ra yêu cầu gì thì thực hiện như mua sữa, mua bỉm, hay vào xoa bóp, nâng đỡ con..., người còn lại phải ngồi đợi ở bên ngoài khu điều trị.

    Buổi đêm, họ kê những mảnh bìa các tông lại, nằm ngủ ngay ngoài trời với tấm chăn đơn, gió lùa lạnh buốt, làm mồi cho muỗi. "Cứ đến khoảng 7 giờ sáng là bảo vệ ra đuổi hết, người cầm chiếu, kẻ vác chăn, chạy toán loạn". ông Thắng kể.

    Người đàn ông có gương mặt chân chất này cho biết, nhà ông làm ruộng, thu nhập chẳng đáng bao mà lo cho con hơn chục ngày nằm viện đã hết gần 50 triệu đồng, nên hai vợ chồng chẳng dám ăn tiêu gì nhiều. Mỗi bữa, họ mua suất cơm 10.000 đồng ở hàng cơm ghánh, cũng chẳng dám thuê nhà nghỉ trọ vì vừa sợ tốn tiền vừa lo cho con.

    http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/73/57/nam.jpg

    Tranh thủ lúc có người thay, người đàn ông này trải tấm chiếu ngay góc sân Bệnh viện Việt Đức để chợp mắt. Ảnh: MT.
    "Từ hôm lên chăm con, suốt 10 ngày tôi chẳng tắm giặt gì. Mãi hôm qua mới liều vào khu nhà trọ của bệnh viện tắm trộm, nhờ ông bạn cùng cảnh canh cho, chứ bảo vệ mà biết, hỏi đến thẻ thì phiền lắm", ông Thắng thổ lộ.

    Việt Đức là một trong những bệnh viện đông nhất ở Hà Nội, hầu như lúc nào cũng quá tải. Khoa Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình có 90 giường bệnh nhưng lúc nào cũng có 130-160 bệnh nhân. Người bệnh còn phải nằm ngoài hành lang nên người nhà tất nhiên không thể có chỗ nằm, ngồi trong phòng.

    Ông Nguyễn Văn Toàn (Duy Tiên, Hà Nam), đang chăm sóc cô con gái bị tai nạn giao thông, cho biết, bệnh viện có quy định trong giờ hành chính thì người nhà phải ra ngoài hết, ban đêm cũng chỉ một người được ở lại chăm sóc. Nhưng nhiều khi, vì lo cho người thân, hay cũng có thể vì ngại ngủ ngoài trời vừa lạnh, vừa muỗi, nhiều người cố nán lại.

    Và để qua mắt bảo vệ, gần hết giờ thăm bệnh nhân, những người này phải giả đi vệ sinh, trốn trong toalet, chờ bảo vệ ra ngoài mới vào lại phòng. Những người nhà khác phải tìm chỗ nằm qua đêm dưới gốc cây, mái hiên, trên ghế đá... bất kể trời nắng hay mưa, nóng hay lạnh.
    http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/73/57/nam2.jpg

    Trong Khoa chấn thương chỉnh hình, bệnh nhân cũng phải nằm ngoài hành lang nên người nhà nếu muốn ngủ, chỉ còn cách nằm dưới gậm giường. Ảnh: MT.
    Không chỉ Việt Đức, ở một số bệnh viện lớn khác tình trạng quá tải cũng diễn ra tương tự khiến tình trạng người đi chăm sóc bệnh nhân phải vạ vật tìm chỗ nghỉ rất phổ biến. Đưa mẹ đi chữa viêm não tại Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, suốt gần hai tuần liền, chị Giang (Phúc Thọ, Hà Nội) phải ngủ dưới gậm giường.

    Chị Giang cho biết, mỗi giường có tới 3 bệnh nhân rồi nên người nhà chẳng thể ghé vào chỗ nào. Muốn chợp mắt, một số người mang chiếu ra nằm ngoài hành lang phía sau phòng (nơi thường để phơi quần áo), số khác ngả lưng ngay xuống manh chiếu trải dưới gậm giường người bệnh nằm, còn hơn nhiều người không có chỗ ngủ, phải nằm ngoài ghế đá ngoài sân, lạnh thấu xương.

    Về ăn uống, để tiết kiệm, dồn tiền chữa bệnh cho mẹ, chị Giang mang sẵn lọ ruốc, muối vừng từ quê đi, đến bữa nhờ người cùng phòng mua cơm về ăn cùng.

    Không chỉ thiếu thốn về ăn uống, cơ cực chỗ ở, nhiều người vào bệnh viện chăm người thân còn khốn cùng vì bị mất cắp.

    Có con điều trị trong khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi trung ương hơn một tuần, hai vợ chồng anh chị Thảo - Phương (Ba Vì, Hà Nội) hốc hác vì con quấy khóc, sốt, tiêu chảy liên tục. Một trưa, anh Thảo thấy vợ mệt lả, nằm thiếp đi, liền bế con ra ngoài để chị được nghỉ ngơi. Chỉ mươi phút sau, cả hai giật mình bởi chiếc điện thoại cùng hơn một triệu đồng họ mang theo để trang trải đã biến mất. Hai vợ chồng nhìn nhau dở khóc dở cười. Suốt tuần nay, họ đã cố bóp mồm bóp miệng để hạn chế chi tiêu.

    "Đúng là xẩy nhà ra thất nghiệp. Trên đời không gì khổ bằng cảnh người nghèo vào bệnh viện. Mình thế vẫn còn may, có người còn mất hết quần áo, cả của bố mẹ lẫn con", anh Thảo than thở.

    http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/73/57/nam1.jpg

    Tối đến, khoảng không trước phòng điều trị trong Bệnh viện Phụ sản Trung ương trở thành chỗ đặt lưng và chia sẻ những vui, buồn của những bà mẹ, ông chồng đi chăm con, vợ. Ảnh: MT.
    Tuy cơ cực là vậy nhưng trong khó khăn, vất vả, những người nghèo phải bám trụ bệnh viện chăm người nhà vẫn tìm thấy niềm vui bởi họ luôn nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ những người đồng cảnh.

    Buổi tối, khu hành lang trước cửa phòng điều trị, khu nhà G, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, các bà, các chị đi nuôi sản phụ râm ran cười nói, pha trò trong lúc cùng nhau trải chiếu, mở chăn chuẩn bị đi nghỉ sau một ngày lo âu.

    Nằm trong nhóm, bà Thanh, 60 tuổi (Hải Dương), đi chăm con gái đang phải điều trị nhiễm độc thai nghén, chia sẻ: "Vạ vật ở đây đúng là đường cùng nhưng trong cảnh này mới thấy hết được tình nghĩa con người. Tôi cứ có cảm giác như mình đang ở thời còn đi thanh niên xung phong, ban ngày thì có thể chia sẻ với nhau từng miếng ăn, đi mua hộ nhau nắm xôi, phích nước, đêm đến lại cùng nhường nhau tấm chăn, manh chiếu, có khi thay phiên thức xua muỗi, đắp chăn cho nhau".

    Bà Thanh kể thêm, trong số những người ngồi đây, nhiều bà mẹ, ông chồng thức đêm hằng tháng để chăm con, chăm vợ, người hốc hác vì thiếu ngủ, nhịn ăn và lo lắng nhưng khi thấy có người khó khăn hơn họ vẫn giúp đỡ hết mình.

    Bà Nguyễn Thị Phong (huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) là một người trong số đó. Con gái đầu của bà phát hiện bị u nang buồng trứng khi mang thai tháng thứ 5. Sau đó, khi 7 tháng rưỡi, cô đã phải mổ. Em bé chỉ nặng 1,6 kg, rất yếu, trong khi khối u 1,9 kg của mẹ được xác định là u ác. Suốt hơn một tháng, đi chăm con, bà Phong hầu như chưa bước chân ra khỏi cổng viện, món ăn chính của bà là bánh mỳ.

    "Mình người nhà quê, làm cả vụ mới được vài triệu, mà nghe người ta kháo nhau là ra thuê nhà ngoài cổng viện hết tới 120.000 một ngày, tiền đâu ra. Ăn uống thì củ khoai, cái bánh là xong bữa. Cũng xót ruột lắm nhưng cố chịu một thời gian vậy", bà Phong chia sẻ.

    Tuy vậy, khi mới đây có một cô gái trẻ nhập viện một mình để dưỡng thai vì có tiền sử sẩy và thai lưu nhiều lần, bị nhà chồng ruồng rẫy, bà Phong đã tận tình giúp đỡ. Bà không ngại xuống căng tin bệnh viện năn nỉ xin suất cơm cho cô gái hay cùng kêu gọi những người khác đóng góp, chia sẻ để giúp cô.

    Minh Thùy
     
  16. Thanhbinh62

    Thanhbinh62 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    29/3/2010
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    tài chính gia đình

    không bạn thân mến ạ bảo hiểm sẽ là chiếc ô o bạn đi ngoài trời mua lớn là chiếc phao cứu sinh khi găp nguy hiểm .hãy trao đổi với tôi về vấn đề này thường xuyên nhé chúc bạn mọi điều tốt lành
     
  17. Muntivi

    Muntivi Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    21/2/2006
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Sau khi ký hợp đồng mua bảo hiểm, chồng tớ bảo: bây giờ ra đường cảm thấy yên tâm hẳn. Còn tớ thì có thêm động lực để tiết kiệm tiền đóng bảo hiểm, chồng cũng có ý thức chi tiêu hơn hẳn vì lúc nào cũng có cái hạn đóng bảo hiểm thúc đằng sau. Cứ nghĩ là sau hơn chục năm nữa có chút vốn cho con đi học cũng đỡ.
     
  18. doanthinh81

    doanthinh81 Uy tín - thân thiện

    Tham gia:
    17/6/2009
    Bài viết:
    1,260
    Đã được thích:
    240
    Điểm thành tích:
    103
    Bạn có thể bảo đại lý của chị đăng ký thêm quyền đảm bảo thời giá cho hợp đồng, chị có thể lựa chọn 5%, 10%.
     
  19. chuotcontime

    chuotcontime

    Tham gia:
    1/5/2009
    Bài viết:
    10,106
    Đã được thích:
    2,582
    Điểm thành tích:
    863
    HĐ của mình vẫn có quyền đảm bảo thời giá mà....Mình đang dự định mua bảo hiểm cho học sinh của trường, Manulife có sản phẩm nào phù hợp không bạn ơi?
     
  20. nguyễn mai liên

    nguyễn mai liên Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2010
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    111
    Điểm thành tích:
    43
    hic, đọc mấy topic bảo hiểm đau mắt quá thui
     

Chia sẻ trang này