Khác: Có phải phụ nữ mang thai thường dễ mắc bệnh?

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi carocon, 26/9/2010.

  1. đĩa thể dục

    đĩa thể dục Giảm Béo Nhanh 0932066389

    Tham gia:
    8/9/2010
    Bài viết:
    65,250
    Đã được thích:
    27,585
    Điểm thành tích:
    12,263
    Ðề: Những nguyên tắc dùng thuốc cho bà bầu

    Đúng vậy chị em lúc có bầu sốt nhẹ cũng ko giám uống thuốc sợ ảnh hưởng cho em bé, mà có mẹ nào biết tư vấn giúp mình nha, nếu uống Vitamin có được ko?
     
    Đang tải...


  2. đĩa thể dục

    đĩa thể dục Giảm Béo Nhanh 0932066389

    Tham gia:
    8/9/2010
    Bài viết:
    65,250
    Đã được thích:
    27,585
    Điểm thành tích:
    12,263
    Ðề: Bà bầu cần khám bao nhiêu lần khi mang thai?

    Cảm ơn chủ topic đã cho thông tin chia tiết về những lần khám thai. Nhưng có phải đối với những người có tiền sử sảy thai phải đi khám liênn2 khi phát hiên có bầu đúng ko mấy mẹ.
     
  3. me_nho_nhim

    me_nho_nhim Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    8/2/2010
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Bà bầu cần khám bao nhiêu lần khi mang thai?

    Em cũng thực sự quan tâm vấn đề này. Đã có tiền sử sảy thai thì em nên đi khám bao nhiêu lần là hợp lý và lần khám đầu tiên nên là tuần thứ mấy?
     
  4. Trang_MẹChípxinh

    Trang_MẹChípxinh mechipxinh.com-0908130366

    Tham gia:
    6/1/2010
    Bài viết:
    5,187
    Đã được thích:
    574
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Bà bầu cần khám bao nhiêu lần khi mang thai?

    Mình thì yếu nên cảm thấy có khác hay tự dưng lo lắng là cũng đi khám , chắc số lần pải gấp đôi ng bt
     
  5. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Tìm hiểu tiểu đường ở thai phụ

    Một số trường hợp, thai phụ mắc tiểu đường nhận thấy họ liên tục khát, cực kỳ mệt mỏi và cần đi tiểu liên tục. Nhưng triệu chứng tiểu đường không phải lúc nào cũng rõ ràng; vì thế, cách đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh là thông qua kiểm tra lượng đường trong nước tiểu.

    Nhìn ở góc độ khoa học

    Bất kể thứ gì bạn ăn vào, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hormone gọi là insulin, điều hòa lượng đường trong máu. Khi có thai, cơ thể cần thêm insulin và nếu không sản xuất đủ, lượng đường trong máu có thể cao bất thường – hiện tượng được biết đến là tiểu đường thai kỳ.

    Khi ấy, bạn cần phải được kiểm tra thường xuyên, bởi vì tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ về sức khỏe như cao huyết áp hoặc tiền sản giật.

    Chẩn đoán

    Tại mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hàm lượng đường trong nước tiểu cho bạn, để biết lượng đường tăng cao hay không. Khá nhiều thai phụ tăng lượng đường trong nước tiểu dù không mắc tiểu đường, vì thế, đừng lo lắng nếu tình trạng này xảy đến với bạn nhưng bạn cần làm xét nghiệm nhiều hơn.

    Ngoài ra, bạn có thể phải tiến hành xét nghiệm máu, giúp chỉ ra lượng đường tăng cao hoặc xét nghiệm glucose tổng quát tại bệnh viện. Đây là xét nghiệm đi kèm với xét nghiệm máu. Bạn được chỉ định uống một cốc nước đường và làm xét nghiệm lại để xem lượng đường hấp thu vào cơ thể thế nào. Nếu lượng đường trong máu vẫn cao sau 2 tiếng đồng hồ, nó chỉ ra rằng cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin.

    [​IMG]

    Điều trị

    Trong nhiều trường hợp, chọn đồ ăn giàu carbonhydrate, hoa quả, rau xanh và ít chất béo, ngọt, muối là cần thiết để kiểm soát tiểu đường. Bạn cũng được khuyên nên ăn ít nhưng thường xuyên để hỗ trợ cơ thể sản xuất insulin; đồng thời, bạn nên làm xét nghiệm lượng đường trong máu đều đặn để biết cách điều chỉnh phù hợp.

    Khoảng 10-30% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần tiêm insulin.

    Ảnh hưởng tới bào thai

    Trong hầu hết trường hợp, tiểu đường thai kỳ không phát triển cho đến quý thứ II – thời điểm bào thai đã hình thành các tổ chức nội tạng; vì thế, mức độ ảnh hưởng đến thai nhi là thấp.

    Tuy nhiên, nếu tiểu đường không được kiểm soát hiệu quả, quá nhiều glucose có thể đi qua nhau thai và khiến bào thai nặng cân quá mức. Một bào thai to kéo theo nguy cơ sinh non và phải mổ đẻ. Nếu nghi ngờ bé bị ảnh hưởng bởi tiểu đường từ mẹ, bác sĩ có thể cho mổ đẻ quanh tuần thứ 38.

    Sau khi bé chào đời, hàm lượng đường trong máu của bé có thể thấp và bé cần được kiểm tra thường xuyên cho đến khi lượng đường quay lại mức bình thường.

    Điều cần biết sau sinh

    Lượng đường trong máu sẽ quay lại mức bình thường sau sinh nhưng bạn cần làm xét nghiệm glucose tổng quát sau 6 tuần. Bạn có thể mắc tiểu đường một lần nữa trong lần mang thai tới. Tuy nhiên, bạn có thể hạ thấp nguy cơ bằng cách ăn uống khỏe mạnh và trao đổi với bác sĩ để nhận những lời khuyên hữu ích.

    Đối tượng nguy cơ

    Bạn dễ mắc tiểu đường thai kỳ nếu:

    - Trên 35 tuổi.

    - Nặng cân.

    - Gia đình có tiền sử bệnh.

    - Từng mắc bệnh ở lần mang thai trước.

    - Từng sinh con thừa cân.

    - Từng mang song thai / đa thai.
     
  6. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Suy sụp tinh thần sau sinh có phải hậu sản?

    Sinh con là một sự kiện trọng đại, là niềm vui lớn đối với phụ nữ. Nhưng sau khi sinh, một số bà mẹ lại thường lo lắng buồn phiền thái quá, thậm chí là bị suy sụp tinh thần. Tình trạng này được gọi là chứng suy sụp tinh thần sau sinh, xảy ra ở khoảng 15-20% bà mẹ sau sinh.

    Điều đáng lo là có nhiều chị em không biết chứng này, đã âm thầm chịu đựng, không dám thổ lộ với người khác vì sợ mọi người nghĩ “xấu” về mình. Thêm vào đó, nhiều người xung quanh, thậm chí là người thân cũng không biết về chứng này, thường nhìn những bà mẹ bị suy sụp tinh thần sau sinh bằng ánh mắt thiếu thiện cảm với những lời nhận xét như "bà mẹ ác độc, không thương con"... Do vậy mà những bà mẹ này cảm thấy rất cô đơn và không ít trường hợp trở bệnh nặng hơn.

    Xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên

    Chứng suy sụp tinh thần sau sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi em bé chào đời. Sau sinh, bà mẹ thấy dễ xúc động và hay lo lắng là chuyện bình thường; nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá 2 tuần, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được giúp đỡ.

    Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở những bà mẹ khi đẻ bị suy sụp tinh thần:

    - Cảm thấy xuống tinh thần, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày;

    - Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả;

    - Sinh đã được vài tháng rồi mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt lực;

    [​IMG]
    Có con là một niềm vui lớn, nhưng cũng có thể mang đến những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất.

    - Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn;

    - Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình;

    - Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.

    Hiểu đúng để cảm thông và tích cực giúp đỡ

    Có con là một niềm vui lớn, nhưng cũng có thể mang đến những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một thiên chức khá vất vả, đầy trách nhiệm và thường bị mất ngủ. Vấn đề làm mẹ càng khó khăn hơn đối với phụ nữ nuôi con một mình hay những cặp vợ chồng không có thân nhân ở gần để giúp đỡ, nương tựa.

    Ngoài ra, khi cả hai vợ chồng đều phải đi làm thì người phụ nữ vừa phải cáng đáng công việc ở cơ quan, vừa làm bổn phận dâu con đối với 2 bên gia đình, vừa phải chăm lo con mọn từng chút…

    Tuy nhiên, một điều mọi người cần nhận thức đúng về chứng suy sụp sau khi sinh, không nên nghĩ và “tám” rằng bà mẹ ấy là “người xấu”, “bà mẹ ác độc”, bị “trời phạt”… Hiểu đúng sẽ dễ dàng cảm thông, sẵn sàng chăm sóc và tích cực giúp đỡ bà mẹ sau sinh cả về thể chất, tinh thần, để giúp bà mẹ sau sinh nhẹ nhàng thoát khỏi chứng này

    Phòng tránh không khó

    Để không bị suy sụp tinh thần sau sinh, nên chuẩn bị cẩn thận từ lúc mang thai:

    - Gần ngày sinh, cần tránh những thay đổi lớn nhu: dọn nhà, sửa nhà, thay đổi việc làm…

    - Chuẩn bị cho việc sinh con bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước sinh.

    - Giúp người chồng chuẩn bị tinh thần trong việc chăm vợ sau sinh cả về thể chất và tinh thần; và biết cách giúp vợ chăm sóc con, trông nom việc nhà.

    - Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ người mẹ sau khi sinh con

    - Nếu sản phụ đã từng bị suy sụp tinh thần thì nên báo cho bác sĩ biết khi đi thăm thai.

    BS Phạm Ngọc Thanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1)​
     
  7. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Ti bà bầu chảy dịch và máu

    Một phụ nữ mang thai hỏi: ‘Đầu vú của tôi thỉnh thoảng chảy dịch có lẫn máu. Có gì bất ổn không?’.

    Babyzone trả lời:

    Nếu không mang thai, dịch nhũ hoa có lẫn máu là dấu hiệu của ung thư vú (là tình trạng rất đáng lo ngại). Tuy nhiên, khi có bầu, hầu hết phụ nữ đều có thay đổi ở ngực, đặc biệt dấu hiệu cương ngực, kéo theo chảy sữa non. Viêm, sưng tấy vú có thể kéo theo ra máu.

    [​IMG]

    Khả năng ung thư trong trường hợp của bạn là ít vì bạn đang mang thai và phần lớn dấu hiệu tương tự là vô hại. Nhưng bạn không nên chủ quan. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để chắc chắn.
     
  8. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Phát hiện dị tật thai nhi nhờ xét nghiệm máu

    Một xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán nguy cơ mắc phải các rối loạn vừa được các nhà khoa học Anh công bố.

    Chỉ cần lấy một lượng máu nhỏ của mẹ, các nhà nghiên cứu có thể phân lập các mã gene và nghiên cứu các lỗi có thể dẫn tới bệnh Down và tự kỷ trên ADN phân lập.

    Kỹ thuật mới này sẽ giúp loại bỏ những nguy cơ sẩy thai liên quan với các xét nghiệm xâm lấn hiện tại, cứu được hàng trăm thai nhi mỗi năm.

    Nhưng có những lo ngại rằng có thể phải rất dũng cảm khi chẩn đoán 1 nguy cơ nào đó của thai nhi, dù là Alzheimer đến ung thư, nhồi máu cơ tim và gây ra những lo lắng cho cha mẹ trước khi đứa trẻ chào đời.

    [​IMG]
    Cũng có những lo ngại rằng các bậc cha mẹ sẽ lạm dụng kỹ thuật này để lựa chọn “những đứa con hoàn hảo”
    .

    Hiện thai phụ chỉ làm các xét nghiệm chẩn đoán hội chứng Down qua siêu âm, chọc ối, lấy mẫu sinh thiết gai nhau. Nhưng kỹ thuật chọc ối và sinh thiết gay nhau đều làm tăng nguy cơ sẩy thai. Để giảm nguy cơ, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã cố gắng dể tìm ra những cách khác để có thể chẩn đoán dị tật thai mà không xâm lấn thai. Ví như các nhà nghiên cứu ở bệnh viện Great Ormond Street đã nghiên cứu thành công kỹ thuật xét nghiệm máu thai phụ ở tuần 12 để phát hiện bệnh beta-thalassaemia, một rối loạn máu đe dọa tính mạng.

    Hiện giá của xét nghiệm máu phân lập ADN là 125.000 bảng nhưng các chuyên gia tin rằng nó sẽ nhanh chóng giảm xuống trong thời gian tới.
     
  9. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Xoa dịu cơn ốm nghén

    Khi thực hiện thiên chức làm mẹ, không ít người phải trải qua cơn ốm nghén. Khởi đầu là hôi cơm tanh cá và tiếp theo đó là những cơn nôn ói cực kỳ khó chịu...

    Mật xanh, mật vàng và máu!

    Chị Phương Trang cư ngụ tại cư xá Thanh Đa khi vừa cóthai đứa con đầu lòng đã bị ốm nghén rất nặng. Chị cho biết: “ Chỉ cần chạy xe qua vùng nấu nướng, mùi khử tỏi, hành thơm thơm là toàn cơ thể tôi như đặt máy báo động, bao tử thì co bóp, người run lên từng cơn, chỉ đủ thời gian ngồi thụp xuống… mà thôi.
    Thoạt đầu còn có nguyên nhân là mùi khử hành tỏi, nhưng vài tuần sau, cơn ốm nghén càng hành dữ dội, ngay cả khi sáng sớm bao tử trống rỗng chưa có chút gì thì cơn nôn ói cũng… tới! tôi rất muốn đi bác sĩ kiếm một thuốc gì đó cho qua cơn nghén này nhưng ở chung với mẹ chồng, mỗi lần thấy tôi nôn ói bà liền trấn an: “ Không sao đâu, chỉ vài lần thôi là hết, ngày xưa mẹ cũng thế…”

    Tôi nghe lời mẹ nhưng tình thế tôi mỗi ngày mỗi bi đát. Ói nhiều quá không ăn được, mang thai đến tháng thứ ba thì người tôi xanh lướt, cơn nôn ói ngày càng dữ dội, có khi ói ra cả mật xanh, mật vàng vừa chua vừa đắng. Chịu đựng trần thân đến khi tôi ói ra máu thì cả nhà đưa tôi vào bệnh viện Hùng Vương điều trị.

    Ngược với chị Trang, chị Ngọc cư ngụ ở quận 1 TP.HCM, ngay khi thấy con dâu có những cơn nôn ói quá mức bình thường, mẹ chồng chị đã chủ động đưa chị đi bác sĩ. Theo bà thì: “chứng nghén nặng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cùa em bé vì thiếu dinh dưỡng và mất cân đối điện giải”. Nhờ có sự hướng dẫn của bác sĩ mà cơn nghén của chị Ngọc đã nhẹ nhàng nói lời từ biệt.

    Trên thực tế ốm nghén rất phổ biến và mặc dù “chỉ” vài tháng nhưng là cả một thách thức đối với bà bầu. Ngay cả một trường hợp nhẹ của buồn nôn đã làm thai phụ mệt mỏi, và vài lần trong ngày đủ để làm cho họ kiệt sức và khốn khổ. đi kèm với ốm nghén là sụt ký, nhiễm kiềm, hạ kali huyết và đôi khi rối loạn điện giải thậm chí phải bỏ thai!

    Tạm biệt… nghén

    Trong những người ốm nghén có chị Minh Hà, nhà chỉ có hai vợ chồng son với nhau nên khi bị nghén chị lại giải quyết sang tạo bằng cách gửi thư nhờ chuyên gia sản phụ nước ngoài để được tư vấn. Qua mail hướng dẫn của bác sĩ Nigel Simmons, chị Hà đã dùng thuốc Pruzena, và chị đã nhanh chóng trở lại công việc kinh doanh của mình. Chị cho biết: “ Tôi là người có trách nhiệm với công việc vậy mà cơn ốm nghén hành hạ tôi đến mức phải ngừng ngay công việc đang làm để vào nhà vệ sinh. Thật khó chịu! Vì thế khi nghe bác sĩ giới thiệu loại thuốc dùng để trị cơn ốm nghén là tôi sử dụng ngay. Kết quả thật khả quan, cơn ốm nghén theo tôi dai dẳng hai tháng trời đã không từ mà biệt”.

    [​IMG]

    Một thai phụ bị nhức đầu và nôn ói đi bác sĩ điều trị thì được cho dùng Pruzena. Chị cho biết: “Thuốc hiệu nghiệm, uống vào hết ngay các triệu chứng khó chịu nhưng ngưng uống thì… “tuồng cũ” diễn lại! Tôi “ái mộ” thuốc này nhưng canh cánh nỗi lo tác dụng phụ của Pruzena. Về vấn đề này, trên trang web bệnh viện Từ Dũ, dược sĩ Nguyễn Thúy Anh, giải thích như sau: “ Pruzena chứa thành phần hoạt chất là Pyridoxine HCL và Doxylamine succinate được chỉ định khi buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ. Doxylamine là chất kháng histamine, có tác dụng an thần nên còn được dùng tạm thời để làm giảm tình trạng mất ngủ.” Như vậy, Pruzena là thuốc dùng cho thai phụ nhằm hạn chế hoặc triệt tiêu triệu chứng nghén, song cũng như những thuốc khác, chỉ được dùng khi có chỉ định sủa bác sĩ.

    Bên cạnh cách dùng thuốc, còn nhiều cách khác để nói lời tạm biệt với những cơn ốm nghén:

    - Ăn nhiều bữa nhỏ (khoảng 5-6 bữa/ngày) hơn là 3 bữa chính.

    - Ăn nhiều trái cây để làm giảm cảm giác buồn nôn, cố gắng không bỏ bữa vì càng yếu càng dễ bị ốm nghén hành hạ.

    - Uống nước trước và sau khi ăn nửa tiếng, nhưng không uống khi ăn.

    - Ăn bánh quy lạt (soda cracker) trước khi ngồi dậy vào buổi sáng.

    - Tránh thức ăn và mùi làm tăng cảm giác buồn nôn. Thực phẩm béo ngậy: chúng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu hóa. Cách hay nhất là nhờ người khác nấu ăn và tránh xa khi phát hiện có mùi khó chịu.

    - Chú ý nghỉ ngơi thường xuyên và nghỉ trưa.

    - Tránh những nơi ấm, nóng vì cảm giác nóng dể gây nôn, ói hơn.

    Đông y cũng có nhiều cách để ngăn cơn ói như ngậm cam thảo, ô mai, uống trà gừng. Tuy nhiên, các loại ô mai, cam thảo, gừng tươi…không được tiện dụng vì chỉ chữa được trong thời gian ngắn, ngăn chặn triệu chứng ngay thức thì chứ không thể duy trì cả ngày, còn Pruzena ngăn chặn triệu chứng được cả ngày.
     
  10. ngochapk

    ngochapk Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/9/2010
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Bà bầu cần khám bao nhiêu lần khi mang thai?

    Nếu bạn có tiền sử sẩy thai thì số lần khám và khám những gì phải do Bs quyết định dựa vào quá trình phát triển thai của bạn và kết quả khám những lần trước
     
  11. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Nên làm gì khi bị động thai?

    Động thai (dọa sảy thai) là khi âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên. Đây là điềm báo trước của hiện tượng sảy thai. Dọa sảy thai thường xảy ra ở những tuần lễ đầu của thai kỳ.

    1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng động thai

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai như: Trứng đã thụ tinh bị teo lại; thai trùm; bệnh về máu; bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường); thể chất, khí huyết của thai phụ bị suy nhược; làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất. Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết. Thêm vào đó, thai nhi phát triển không khoẻ cũng là nguyên nhân của hiện tượng này. Yếu tố thai nhi lạ thường có thể do tinh khí của người chồng không đủ, thai nguyên không ổn định dẫn đến dò thai hoặc động thai.

    http://********/UploadedMirror/thinh/be-6-tuoi/dao-say-thai.jpg​

    2. Cách nhận biết hiện tượng này

    Khi thai phụ thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là hay bị đau bụng. Một số trường hợp là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy những dấu hiệu như: cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo... thì bạn nên nghĩ đến hiện tượng động thai để phát hiện sớm và có biện pháp an thai kịp thời.

    3. Phân biệt các dấu hiệu của doạ sảy thai (động thai) và sảy thai

    - Nếu bị dọa sẩy thai bạn sẽ thấy: Xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra.

    - Nếu là sẩy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra ngoài. Có thể là sẩy thai hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).

    Như vậy, động thai (theo cách gọi của dân gian) là hiện tượng vẫn thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy mức độ nguy hiểm của nó chưa cao nhưng chứa đựng “mầm mống”, “điểm báo trước” của hiện tượng sẩy thai. Vậy nên thai phụ cần chú ý để không có tình trạng đáng tiếc xảy ra.

    4. Nên làm gì khi bị động thai?

    - Nếu thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngơi và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
    - Tuyệt đối không được an thai một cách bữa bãi.
    - Khi đau, tránh xoa bóp bụng.
    - Nghiêm cấm quan hệ vợ chồng. Đồng thời, cố gắng ít tiến hành những việc kiểm tra âm đạo để tránh những kích thích cổ tử cung.
    - Khi bị động thai, bạn cũng cần lưu ý thêm tới chế độ ăn uống. Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột, không được ăn những loại có chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia.
    - Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sẩy thai. Theo đông y, một số món ăn có thể giúp thiên giảm hiện tượng này như cho thai phụ ăn cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép…

    http://********/UploadedMirror/thinh/be-6-tuoi/dinh-duong-cho-ba-bau.jpg​

    5. Để phòng, tránh động thai bạn cần:

    - Luôn giữ cho tư tưởng, tâm lí thực sự thoải mái. Tránh căng thẳng, stress quá nhiều.
    - Ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi... trong suốt quá trình mang thai. Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya.
    - Tránh lao động nặng và giao hợp nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.
    - Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ.
    - Không hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, cafe…
    - Khám thai định kì là giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.
     
    hanguyen08 thích bài này.
  12. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Tăng huyết áp trong thai kỳ

    Khi mang thai, thai phụ cần phải khám thai định kì để kiểm tra sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không? Trong đó việc đo huyết áp thường xuyên, đặc biệt trước khi sinh cũng là điều cần thiết?

    Huyết áp ở phụ nữ mang thai

    Huyết áp là số đo sức co bóp của tim đẩy máu đi trong động mạch để nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đối với người bình thường, huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) từ 90 đến 139 mm Hg và Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) từ 60 đến 89 mm Hg. Khi thấp hơn hoặc cao hơn con số này nghĩa là bạn đang có vấn đề về huyết áp, có thể huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Các bác sĩ cho biết, các thai phụ thường hay bị chứng tăng huyết áp (huyết áp cao) nhiều hơn.

    Đối với người bình thường, huyết áp cao là nguyên nhân của nhiều bệnh như: đái tháo đường, bệnh thận và các chứng tim mạch... Đối với phụ nữ đang trong thời gian thai kì điều này lại càng nguy hiểm hơn. Khi xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp kèm theo đó là các biến chứng của nó như phù thũng, đẻ non...

    Tăng huyết áp (THA) có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự THA tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là THA. Cách tính khác dựa vào: huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai.

    Các biểu hiện của chứng tăng huyết áp?

    Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp ở động mạch cánh tay qua vùng khuỷu. Tuy nhiên nếu thai phụ chú ý quan sát sức khoẻ của bản thân có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như:

    - Cảm giác căng thẳng, khó chịu
    - Nhức đầu
    - Thấy ù ù trong tai
    - Hoa mắt, chóng mặt. Nếu nhìn thấy mờ đi thì bệnh đã nặng.

    Điều này chỉ áp dụng khi thai phụ trước nay vẫn bình thường, khoẻ mạnh nhưng gần đây lại xuất hiện triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến cao huyết áp do nhiễm độc thai nghén. Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 24.

    Các loại tăng huyết áp?

    Có những loại cơ bản sau:

    Cao huyết áp nguyên phát chiếm tỷ lệ 95 – 97% số bệnh nhân, không có nguyên nhân nên còn gọi là cao huyết áp vô căn. Tuy nhiên, có một số điều kiện thuận lợi dễ dẫn tới cao huyết áp vô căn và được coi là những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác như ăn quá nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol máu, nghiện thuốc lá, căng thẳng thần kinh tâm lý, tuổi cao, gen di truyền.

    Cao huyết áp thứ phát chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (vài phần trăm số người bệnh cao huyết áp). Loại cao huyết áp này có nguyên nhân rõ rệt và thường xảy ra ở người có các bệnh lý ở thận, tuyến thượng thận, động mạch chủ, tuyến giáp trạng… hoặc do sử dụng dài ngày một số thuốc có tác dụng phụ không mong muốn như loại thuốc tránh thai, cam thảo, thuốc có tác dụng gây co mạch, các thuốc chống viêm mạch như corticoid…

    THA vô căn (cao huyết áp không rõ nguyên nhân) : THA vô căn chiếm 3 - 5% số lần mang thai của phụ nữ và có xu hướng ngày càng tăng do phụ nữ ngày nay thường sinh con muộn hơn (từ 30 - 40 tuổi). Nếu những phụ nữ này được kiểm soát huyết áp tốt thì quá trình mang thai vẫn có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên nếu THA vô căn nặng (huyết áp tâm trương trên 110 mmHg) trước tuần thứ 20 của thai kỳ thì nguy cơ tiền sản giật tăng lên đến 46%.

    THA thai nghén: Gọi là THA thai nghén khi THA xảy ra vào nửa sau của thai kỳ ở các phụ nữ có số đo huyết áp trước lúc mang thai hoàn toàn bình thường, không kèm theo protein niệu nhiều (trên 0,3g/24h) và các dấu hiệu của tiền sản giật. THA thai nghén chiếm 6-7% số lần mang thai của phụ nữ và khỏi hoàn toàn khi hết thời kỳ hậu sản. Nguy cơ tiền sản giật là 15-26%. Nếu THA xuất hiện vào tuần thứ 36 của thai kỳ thì nguy cơ chỉ còn 10%.

    Ảnh hưởng của chứng huyết áp cao

    - Đối với thai phụ: Nếu cùng với chứng huyết áp cao, thai phụ còn bị bệnh tim sẽ dẫn đến suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông... Ảnh hưởng lớn nhất là việc tác động của nó lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong.

    - Về phía thai nhi: Khi người mẹ bị tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng...

    Một số nguyên nhân gây ra chứng cao huyết áp:

    - Tuổi của sản phụ quá cao (trên 35 tuổi)
    - Dòng họ có người bị bệnh
    - Thai phụ quá cân, trước khi mang thai đã bị bệnh huyết áp cao, viêm thận mãn tính, tiểu đường.
    - Chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng.
    - Chửa sinh đôi
    - Thai phụ có nước ối quá nhiều
    - Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường.

    Có thể phòng tránh được chứng tăng huyết áp hay không?

    Trong y học, các chuyên gia đã khuyên khi phụ nữ mắc các bệnh như: hen suyễn, bệnh tim, bệnh viêm gan...không nên mang thai. Nhưng phụ nữ bị chứng cao huyết áp không nằm trong danh sách này. Họ vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên nếu biết trước trong gia đình có người bị chứng này hoặc do các nguyên nhân khách quan thì họ có thể chủ động phòng tránh bằng một số giải pháp như:

    - Tư vấn trước sinh: Những phụ nữ bị THA trước khi mang thai cần được đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ những nguyên nhân gây THA thứ phát như bệnh lý thận, nội tiết, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp tối ưu, tư vấn cho họ về nguy cơ xuất hiện tiền sản giật và việc phải thay đổi một số thuốc nếu họ đang muốn mang thai an toàn. Phần lớn những phụ nữ bị THA đều có thể mang thai và sinh nở bình thường nếu họ được kiểm soát huyết áp tốt và được theo dõi chặt chẽ.

    - Điều trị bằng thuốc: THA thực sự cần phải điều trị cho dù cơ chế sinh bệnh là gì. Việc điều trị chủ yếu để phòng tránh biến chứng chảy máu nội sọ. Tuy nhiên không nên hạ huyết áp quá tích cực sẽ làm giảm việc cung cấp máu cho nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đối với THA nhẹ đến vừa: Điều trị những trường hợp THA nhẹ và vừa có lợi cho mẹ hơn là cho thai nhi trong những ngày đầu của thời kỳ thai nghén. Một số phụ nữ đang được điều trị huyết áp từ trước thì đến giai đoạn này có thể giảm hoặc ngừng thuốc do trong nửa đầu của thai kỳ, huyết áp sẽ giảm một cách sinh lý. Tuy nhiên, sự giảm huyết áp này chỉ mang tính chất tạm thời, thai phụ cần được theo dõi sát và phải dùng thuốc lại khi cần thiết.

    http://********/UploadedMirror/huongvt/kham-thai.jpg​

    - THA nặng: Nguy cơ bị biến chứng và tử vong cho mẹ trong những trường hợp THA nặng (HA trên 170/110 mmHg) và tiền sản giật vẫn còn cao. Điều trị hạ huyết áp không có tác dụng ngăn chặn tiền sản giật. Chỉ đình chỉ thai nghén mới có tác dụng trong trường hợp này nhưng điều trị hạ huyết áp lại có thể làm giảm biến chứng chảy máu nội sọ. Điều trị THA nặng bao gồm kiểm soát tốt huyết áp bằng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và cố gắng duy trì quá trình thai nghén đến mức tối đa mà không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi.

    Bạn cần làm gì?

    Không phải mọi người cao huyết áp đều biểu hiện ra bên ngoài mà phải đo mới phát hiện ra được. Do đó cần đi khám thai đầy đủ, đúng kì hạn để được đo huyết áp. Nếu giữa các lần khám thai xuất hiện một trong những triệu chứng trên cần đi kiểm tra lại ngay.

    Thời kỳ hậu sản và cho con bú: THA sau khi sinh cũng tương đối phổ biến. Những người bị THA từ trước có thể dùng lại phác đồ điều trị như trước khi mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ cho con bú không nên dùng thuốc lợi tiểu. Hầu hết các thuốc hạ huyết áp đều an toàn với phụ nữ cho con bú, chỉ có các thuốc như doxazosin, amlodipine và nhóm ức chế men chuyển là chưa có dữ liệu về độ an toàn.. Một điều hết sức đặc biệt là với những phụ nữ đã trải qua thời kỳ sinh nở mà không bị THA thì sẽ ít bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những phụ nữ không sinh đẻ. Việc sinh đẻ cũng khiến phụ nữ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau này, điều mà nam giới không thể có được.

    Tiền sản giật và sản giật: Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Trước đây người ta chẩn đoán tiền sản giật dựa vào ba triệu chứng: THA, phù và protein niệu nhưng quan niệm hiện đại thì cho rằng chỉ cần có THA thai nghén kèm với protein niệu nhiều là đủ để chẩn đoán tiền sản giật. Đây là nguyên nhân của việc thai nhi chậm phát triển trong buồng tử cung và đẻ non.

    Như vậy, huyết áp tăng cao có nhiều ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh sau này. Vì thế cần được chuẩn đoán sớm và tiến hành dự phòng sự phát triển của bệnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ mang thai, thai nhi, đồng thời góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai đều cần thiết phải được theo dõi chặt chẽ mọi biến đổi của cơ thể, trong đó có vấn đề huyết áp. Nếu có những biểu hiện THA cần đến các trung tâm sản khoa và tim mạch để được điều trị phù hợp.
     
  13. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Bệnh lậu khi mang thai

    Lậu là một loại bệnh dễ lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh lậu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cơ quan sinh dục của mẹ mà thông qua tiếp xúc trực tiếp với lậu cầu thai nhi cũng gặp phải nhiều nguy hiểm.

    Con đường lây bệnh

    Người là ký chủ tự nhiên duy nhất của lậu cầu. Bệnh này lây truyền chính do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục. Ngoài ra, lậu cầu có thể lây qua vật dụng dùng chung trong môi trường ẩm như: khăn tắm, đồ lót...; lậu mắt lây qua tiếp xúc với cơ quan sinh dục của người mẹ khi sinh.

    Thời gian ủ bệnh: Trung bình 3 - 7 ngày và nhiều nhất là 3 tuần.

    Triệu chứng: Nhiều thai phụ mắc bệnh lậu mà không phát hiện triệu chứng, trừ khi được làm xét nghiệm. Các dấu hiệu khi mắc bệnh lậu rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Triệu chứng điển hình của bệnh lậu là: thay đổi dịch tiết âm đạo, cảm giác đau và nóng khi đi tiểu, ra máu và đau khi quan hệ vợ chồng.

    Dấu hiệu bệnh điển hình ở nam giới: Đau và nóng khi đi tiểu, thay đổi màu tinh dịch, tinh hoàn sưng căng. Tuy nhiên, một số trường hợp, nam giới mắc lậu mà không có triệu chứng nào của bệnh.

    Ảnh hưởng của bệnh

    Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ

    Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, vi khuẩn có khuynh hướng ưa thích tế bào mô bì trụ ở niệu mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhiễm đến để thực bào. Từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm và được thoát ra ngoài theo nước tiểu. Nếu đi tiểu thấy màu trắng hơi vàng gọi là tiểu ra mủ. Vi khuẩn tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó, gây viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn ở nam giới; viêm ống dẫn trứng, buồng trứng ở nữ giới và là nguyên nhân gây vô sinh. Thai phụ mắc bệnh lậu cũng tăng khả năng bị mắc thêm chứng nhiễm trùng đường tiểu.

    Nếu mắc bệnh do quan hệ tình dục qua đường miệng sẽ gây đau họng, nuốt đau và sưng đỏ vòm họng, amidan. Nếu vi khuẩn lan truyền vào mắt do tiếp xúc, mắt có thể bị viêm, đau, sưng đỏ…và lậu mắt có thể gây mù.

    Nếu quan hệ đường hậu môn, thai phụ sẽ cảm thấy bị đau, ngứa ngáy hậu môn mỗi lần đi tiêu.

    Ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi

    Nhóm thai phụ mắc bệnh lậu có nguy cơ cao về sảy thai, nhiễm trùng ối hoặc chuyển dạ sớm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ mắc bệnh lậu thì vi khuẩn của bệnh có thể truyền sang cho bé. Bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của bé sơ sinh, nếu không được điều trị, bé có thể bị mù. Ngoài ra, bệnh lậu từ mẹ có thể ảnh hưởng đến các phần khác trên cơ thể bé như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng khớp gối và chứng viêm màng não.

    http://********/UploadedMirror/thinh/Gonococcal_ophthalmia_neonatorum.jpg​

    Mối nguy nếu bệnh lậu không được điều trị

    Nếu không được chữa trị, vi khuẩn lậu sẽ tấn công vào tử cung, ống dẫn trứng, gây nên các chứng bệnh thuộc khung xương chậu. Triệu chứng điển hình là đau bụng dưới, đau lưng, đau khi quan hệ; ra máu âm đạo, sốt và nôn. Trường hợp mắc bệnh lậu ngoài giai đoạn có thai, vi khuẩn lậu sẽ đe dọa ống dẫn trứng, dẫn tới những cơn đau khung xương chậu, giảm khả năng sinh sản. Một số trường hợp, bệnh còn dẫn tới nguy cơ mang thai ngoài tử cung (sau này, khi bạn có thai).

    Trường hợp hiếm, vi khuẩn lậu sẽ di chuyển vào mạch máu. Triệu chứng điển hình khi đó là sốt, ớn lạnh, đau da, đau háng. Cũng có khi, bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, tim, gây nên hiện tượng viêm màng não. Điều trị lậu trong thai kỳ.

    Khi có quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu hoặc có những tiếp xúc với các vật dụng có nhiễm cầu lậu trong quá trình mang thai (như dùng chung khăn tắm với người mắc bệnh lậu), bạn nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám chữa, vì đây là bệnh rất nguy hiểm ở phụ nữ và đặc biệt là với phụ nữ có thai. Nếu bạn để đến lúc thai được 6 tháng, thời gian lâu như vậy sợ bệnh sẽ ngày một trở nên nặng, gây nguy hiểm đến thai nhi, và cũng khó điều trị khỏi sớm.

    Lậu có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh – loại an toàn dành cho bà bầu. Nếu thai phụ vừa mắc lậu, vừa mắc kèm theo một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, như chứng bệnh Chlamydia thì bác sĩ sẽ điều trị đồng thời 2 bệnh. Phụ nữ mang thai bị bệnh lậu không nên đi nạo thai. Vì vết thương do nạo thai để lại sẽ tạo điều kiện và cơ hội để khuẩn cầu đôi gây bệnh lậu xâm nhập vào cổ tử cung, từ đó gây viêm nhiễm khoang chậu và cơ quan nội tạng, thậm chí dẫn đến vô sinh. Cần thăm khám ở bác sĩ thường xuyên sau khi được điều trị bằng kháng sinh để đảm bảo rằng vi khuẩn lậu đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Phòng tránh bệnh lậu trong thai kỳ. Dù có được khám và điều trị kịp thời thì bệnh lậu cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ, vì vậy phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất.

    Cách phòng tránh

    - Bạn nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt là với người bạn tình mới. Bệnh lậu rất dễ lây nhiễm ngay cả ở những người không có triệu chứng

    - Nếu bạn đã bị nhiễm lậu, hãy tránh quan hệ tình dục trước khi được điều trị bằng kháng sinh và quá trình điều trị chấm dứt. Bạn vẫn có thể tiếp tục bị nhiễm lậu trở lại, vì vi khuẩn lậu không gây được đáp ứng miễn dịch vĩnh viễn.

    - Quan hệ tình dục lành mạnh, thuỷ chung một vợ một chồng là cách tốt nhất để vợ chồng bạn tránh được nguy cơ mắc lậu.

    - Không mặc chung đồ lót, dung chung khăn tắm với người khác.
     
  14. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Hiện tượng nôn khi đã hết nghén của thai phụ

    Từ tuần thai thứ 6 đến 12 có không ít phụ nữ lần đầu mang thai có những biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi… đặc biệt vào lúc sáng sớm khi bụng trống rỗng, y học gọi đó là phản ứng thời kỳ đầu mang thai, dân gian gọi là nghén. Tuy nhiên có một số phụ nữ mang thai vẫn tiếp tục nôn mửa sau tuần thứ 12, thậm chí cứ ăn là nôn, y học gọi đó là nôn quá mức khi mang thai.

    Triệu chứng

    Lâm sàng chia nôn quá mức khi mang thai thành hai loại: nặng và nhẹ.
    Nhẹ: Những người bị nhẹ có biểu hiện nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi, có khi còn kèm theo táo bón, mất ngủ, song nhiệt độ cơ thể, mạch đập vẫn bình thường.

    Nặng: Những người bị nặng nôn liên tục, cứ ăn là nôn, miệng đắng ngắt, sốt, đi tiểu, thần kinh mệt mỏi, da khô ráp, trường hợp cá biệt còn xuất hiện hiện tượng huyết áp thấp, nhiệt độ cơ thể tăng, vàng da, ngủ, li bì, co giật, thậm chí nguy hại tới tính mạng phụ nữ mang thai.

    http://********/UploadedMirror/nguyenquynh/nguyen-quynh/mang-thai/ba-bau/7c22682bac421c0dcce69745cc2c7725.jpg​

    Những ảnh hưởng của hiện tượng nôn quá mức

    Phân tích từ góc độ y sinh học, do nôn quá mức khi mang thai, không đưa được thức ăn vào cơ thể, phôi thai phát triển không tốt ở thời kỳ đầu do thiếu dinh dưỡng, bởi vậy phụ nữ mang thai rất dễ sinh ra trẻ bị dị tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Đồng thời bị nôn khi mang thai sẽ khiến cho người mẹ mất nhiều nước, nhiệt độ cơ thể tăng cao, sẽ ảnh hưởng tới tổ chức não của thai nhi, khiến trẻ đần độn, Ngoài ra, nôn quá mức khi mang thai, còn ảnh hưởng tới tử cung, khiến tử cung co bóp, dễ gây ra sảy thai.

    Phòng trị hiện tượng nôn quá mức

    Để phòng trị hiện tượng nôn quá mức khi mang thai, phụ nữ mang thai cần:

    - Khắc phục tâm lý lo sợ, không nên suy nghĩ quá nhiều, “đối xử” với những hiện tượng bất thường, với những khó chịu khi mang thai bằng thái độ lạc quan.

    - Tăng cường điều chỉnh lại chế độ ăn uống, không ăn quá nhiều thức ăn trong cùng một thời gian mà nên ăn ít và ăn thành nhiều bữa, chọn món ăn mà bạn yêu thích, để có đủ dinh dưỡng cho bạn và thai nhi thì bạn cần phải đặt quyết tâm dù nôn cũng phải cố gắng ăn. Bạn nên chon các thực phẩm có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, tránh những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ làm cho bạn dễ bị nôn và đồng thời ăn nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho thai nhi.

    - Bạn phải quan tâm đến giấc ngủ của mình khi mang thai, bạn cần ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, giấc ngủ phải ngon và sâu để đảm bảo nhuận tràng.

    http://********/UploadedMirror/nguyenquynh/nguyen-quynh/mang-thai/ba-bau/1201.jpg​

    - Nếu bạn bị quá nặng bạn cần đi khám và nhờ bác sĩ tư vấn, bác sĩ có thể sẽ cho bạn bổ sung Vitamin B6, vitamin C hoặc một loại thuốc đặc trị nào đó mà không ảnh hưởng đến thời kỳ mang thai. Nếu hiện tượng này quá nặng mà không điều trị bằng thuốc được, dẫn đến những bất thường với thai nhi thì có thể bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên về việc bạn có nên giữ lại thai nhi này hay không.
     
  15. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Hiện tượng đau đẻ

    Tìm hiểu đôi chút về quá trình đau đẻ là một việc rất quan trọng. Nhờ đó, bạn sẽ nhận biết được khi nào mình đau đẻ và biết phải làm gì khi cơn đau đẻ bắt đầu.

    Nguyên nhân đau đẻ

    Rất tiếc là chúng tôi lại không có câu trả lời xác đáng cho vấn đề này, vì nguyên nhân gây ra những cơn đau đẻ hiện vẫn chưa được các nhà nghiên cứu tìm ra. Có rất nhiều lý thuyết giải thích nguyên nhân dẫn đến đau đẻ. Một trong số đó cho rằng, các loại hoóc môn do cả bà mẹ và thai nhi sản xuất ra đã “châm ngòi” cho hiện tượng này. Một lý thuyết khác lại cho rằng, chính cơ thể của bào thai đã sinh ra loại hoóc môn làm tử cung co thắt.

    Qúa trình đau đẻ

    Đau đẻ là quá trình mở dần cổ tử cung (giãn và nở). Đau đẻ xuất hiện do cơ ở tử cung co thắt để đẩy thai nhi ra ngoài. Khi thai nhi đã được đẩy ra, cổ tử cung sẽ giãn.

    Nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy tử cung thắt lại, co bóp hoặc bị ép mạnh, nhưng đó không thực sự là đau đẻ cho tới khi diễn ra một số thay đổi ở cổ tử cung.

    http://********/Uploaded/nguyenquynh/image/mang%20thai/chuyen-da2.jpg​

    Những dấu hiệu trước khi đau đẻ

    - Nước đầu ối: Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm với “nước đầu ối”, việc tiết ra một thứ chất nhầy màu hồng nhạt/đỏ từ âm đạo. Chất nhờn này bảo vệ dạ con khỏi nhiễm trùng trong thời gian mang thai và sự xuất hiện của nó là một dấu hiệu cho thấy rằng, cơn đau đẻ sẽ có thể bắt đầu trong một vài giờ/ngày sắp tới.

    - Đau lưng dưới: Cần phải đi vệ sinh và chứng chuột rút giống như thời kỳ tiền kinh nguyệt là những dấu hiệu của việc đau đẻ sớm.

    - Nước ối vỡ: Điều này có thể xảy ra với một dòng chảy, phụ thuộc vào lượng chất lưu màng ối của bạn. Chất lưu đó hoàn toàn sạch với màu vàng nhẹ và có thể bị nhuốm máu đầu tiên. Sử dụng băng vệ sinh, nếu dung dịch vẫn tiếp tục chảy, nhưng nếu có nhiều chất lưu bạn có thể cần đến một băng thấm lớn. Bạn nên liên lạc với bệnh viện trong trường hợp dịch ngừng chảy, bởi vì lúc đó có thể bắt đầu bị nhiễm trùng.

    - Các cơn co bóp bắt đầu: Nó có thể diễn ra trong hàng giờ, thậm chí là hàng ngày đối với các cơn co bóp để tạo nên và gây áp lực cho cổ tử cung mở ra (giãn ra).

    Ba giai đoạn của quá trình đau đẻ

    Giai đoạn 1: Giai đoạn một bắt đầu với những cơn co thắt tử cung dài, liên tục với cường độ mạnh làm mở cổ tử cung. Giai đoạn 1 kết thúc khi cổ tử cung đủ mở (thường khoảng 10 cm) để đầu thai nhi có thể chui lọt.

    Giai đoạn 2: Giai đoạn của quá trình này bắt đầu khi cổ tử cung mở hoàn chỉnh 10 cm và kết thúc khi đứa trẻ chào đời.

    Giai đoạn 3: Giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi đứa trẻ chào đời và kết thúc khi nhau thai và màng ối được đẩy ra ngoài cơ thể mẹ.

    Một số bác sĩ cho rằng, quá trình này gồm 4 giai đoạn, giai đoạn thứ 4 là khoảng thời gian sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài, tử cung co bóp trở lại. Sự co bóp của tử cung là rất quan trọng trong việc khống chế chảy máu sau khi sinh và sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài.

    http://********/Uploaded/nguyenquynh/image/mang%20thai/0802.jpg​

    Quá trình đau đẻ kéo dài bao lâu?

    Thời gian đau đẻ qua 2 giai đoạn 1 và 2 của quá trình đau đẻ, từ khi cổ tử cung mở rộng đến khi hoàn tất việc sinh nở là khoảng từ 14 - 15 tiếng, có thể kéo dài hơn ở những trường hợp sinh con lần đầu. Thời gian đau đẻ của nhiều phụ nữ có thể ngắn hơn, không phải trường hợp nào cũng là 14 đến 15 tiếng.

    Các bà mẹ từng sinh nở một hoặc hai lần thường đau đẻ nhanh hơn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Thời gian đau đẻ trung bình thường giảm đi vài tiếng đồng hồ ở những lần sinh thứ 2 và thứ 3.

    Cũng có những phụ nữ chỉ mất khoảng từ 1 đến 2 tiếng để đau đẻ và sinh con, nhưng lại có những phụ nữ phải mất 18, 20, 24 tiếng hoặc lâu hơn nữa.

    Chúng tôi không thể đoán trước được khoảng thời gian đau đẻ của từng phụ nữ, bạn có thể hỏi bác sĩ của bạn, nhưng chắc rằng câu trả lời nhận được cũng chỉ là một sự phỏng đoán.
     
  16. biyo

    biyo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/12/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Hiện tượng đau đẻ

    Mình thấy chị gái mình đau đẻ giữ lắm, nhưng cuối cùng thì mẹ tròn con vuông... nhưng cái cảm giác đau đẻ mỗi khi nhắc đến chị ấy vẫn còn ám ảnh lắm...
     
  17. hồng ngọc

    hồng ngọc Banned

    Tham gia:
    8/11/2010
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Re: Bà đẻ kiêng khem sao cho hợp lý?

    may quá, thank chị nhé. Em có đứa bạn cứ khăng khăng 2 tháng sau khi đẻ mổ sẽ đi làm. Bạn bè can mãi ko đc
     
  18. Me Uyen

    Me Uyen Ba Đình Family

    Tham gia:
    5/9/2007
    Bài viết:
    2,260
    Đã được thích:
    373
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Bà bầu cần khám bao nhiêu lần khi mang thai?

    Mình cũng có tiền sử sảy thai và hiện đã mang thai lại ở tháng thứ 9 rồi. Theo mình thì cũng không cần quá lo lắng lắm, chỉ cần mấy tháng trước khi có thai trở lại thì ăn uống bồi dưỡng sức khoẻ, uống vitamin E, sắt, axit folic đầy đủ. Lần bị sảy thai, bác sĩ có dặn khi có thai trở lại thì vào viện khám để dưỡng thai ngay, nhưng công việc thì bận mà bệnh viện thì đông, nên mình ko đi. Trộm vía, đến giờ, em bé trong bụng vẫn khoẻ mạnh. Đến tháng thứ 5 mình mới đi khám, và tuân thủ đúng lịch hẹn tái khám của bác sĩ.
    Mình nghĩ nếu bạn nào sảy thai liên tục từ 2 lần trở lên mới cần phải làm các xét nghiệm và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
     
  19. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Vị trí nằm của thai nhi ở trong bụng mẹ

    Khi có bầu, người mẹ nào cũng rất muốn biết vị trí nằm của thai nhi ở trong bụng của mình và đầu thai quay xuống phía dưới hay lên trên... Đến lúc sắp chào đời, thai có nằm đúng vị trí chờ sinh hay không?...

    tuần thai thứ 4 (tính từ khi bạn chính thức thụ thai thì đây là tuần thứ 2 của thai nhi), em bé của bạn đang là một phôi thai và di chuyển từ vòi trứng vào tử cung. Tại đây, phôi sẽ tìm một vị trí phù hợp để bám vào thành tử cung. Khi đã ổn định, phôi bắt đầu tách thành 2 nhóm tế bào: một nhóm phát triển thành nhau thai và nhóm kia phát triển thành thai nhi.

    Ở trong tử cung, thai nhi không ngừng phát triển theo từng tháng và vị trí nằm của thai nhi cũng vì thế mà có nhiều thay đổi. Có lúc thai nằm ở tư thế đầu ở phía trên và lúc khác lại quay đầu xuống dưới.

    Tuy nhiên, từ giữa tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ, thông thường bạn có thể cảm nhận được đầu thai nằm ở bụng dưới, bên dưới rốn, vì chân của thai nhi đạp liên tục ở phía bụng trên... Cũng có một số phụ nữ lại có thể cảm nhận được một số bộ phận khác của thai sớm hơn khoảng thời gian này. Bây giờ, đầu thai nhi có thể chưa đủ độ cứng để có thể xác định được chính xác đó là đầu thai.

    http://********/Uploaded/nguyenquynh/image/Anh%20cac%20tuan%20thai/Thai-nhi-33-tuan.jpg​

    Nếu trước khi sinh, đầu của thai nhi nằm gọn trong khung xương chậu thì đây là vị trí thuận lợi để người mẹ sinh bé.

    Đầu thai nhi ngày càng cứng cáp hơn khi canxi tập trung vào hộp sọ. Bạn sẽ có những cảm nhận rõ ràng về đầu thai nhi.

    Bắt đầu từ tuần 32 - 34, bác sĩ có thể sẽ khám thăm dò phần bụng để xác định vị trí nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi rất nhiều lần trong thời gian mang thai.

    Ở tuần thứ 34 - 36 của thời gian mang thai, thai nhi thường có xu hướng tiến về một vị trí cố định, vị trí mà nó sẽ nằm trước khi chào đời. Nếu bạn bị thai ngược tuần thứ 37 thì vẫn có khả năng đầu thai nằm quay xuống thuận chiều ( tuy nhiên, càng gần cuối thai kỳ, khả năng này càng ít xảy ra).
     
  20. carocon

    carocon Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Hiện tượng thai phụ bị đau bụng sau khi quan hệ

    Lý giải về hiện tượng này, người ta cho rằng: có thể hai vợ chồng lựa chọn tư thế quan hệ tình dục chưa phù hợp; do trong tinh dịch của nam giới có rất nhiều chất cơ bản của tuyến tiền liệt, khi giao hợp niêm mạc âm đạo của nữ thường hấp thu những chất này, tạo ra hàng loạt phản ứng, có tác dụng đối với tử cung tùy thuộc vào người phụ nữ có mang hay không...

    Nguyên nhân

    - Đối với phụ nữ chưa mang thai, chất cơ bản của tuyến tiền liệt có thể làm mềm cơ tử cung, đóng vai trò chủ đạo, tạo điều kiện để tinh trùng đi vào ống dẫn trứng, để tinh trùng và trứng kết hợp một cách thuận lợi. Còn đối với phụ nữ đã mang thai, do chất cơ bản của tuyến tiền liệt trong tinh dịch có thể làm tử cung co thắt mạnh phát huy tác dụng và chính là nguyên nhân đau bụng cho thai phụ sau khi quan hệ.

    - Có thể do thiếu kiến thức về sức khỏe tình dục nên các cặp vợ chồng đã lựa chọn tư thế quan hệ không phù hợp; trong khi quan hệ vợ, chồng có thể vô tình va chạm vào vùng bụng dưới, hoặc quan hệ mạnh quá làm ảnh hưởng đến vùng bụng dưới gây những cơn co bóp và đau bụng.

    Ảnh hưởng của việc đau bụng sau khi quan hệ tới thai kỳ

    Thông thường, hiện tượng này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn sau khi vợ chồng quan hệ rồi hết, nhưng đôi khi có những trường hợp đau âm ỉ kéo dài ngày hoặc đau dữ dội, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng đẻ non hoặc sảy thai.

    http://********/UploadedMirror/nguyenquynh/nguyen-quynh/thai-phu/XINHXINH_73517572.jpg​

    Cách phòng tránh

    Khi mang thai, bạn nên hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ, vì quan hệ vào thời điểm này rất dễ dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non.

    Khi sinh hoạt vợ chồng, bạn nên chọn tư thế quan hệ phù hợp đó là tư thế vợ ở trên hoặc vợ nằm nghiêng sang một bên… và chồng nên tìm hiểu thêm thông tin về các tư thế quan hệ khi mang thai để lựa chọn tư thế phù hợp. Đồng thời, cả hai vợ chồng cùng phải tuân thủ nguyên tắc quan hệ nhẹ nhàng, các động tác phải nhẹ nhàng không làm kinh động đến thai nhi. Hạn chế số lần quan hệ và thời gian quan hệ trong một lần không được kéo dài quá để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

    Để tránh cho tinh dịch tiếp xúc với niêm mạc âm đạo khi quan hệ vợ chồng, bạn không nên xuất tinh vào âm đạo, tốt nhất bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.

    Thông thường, chứng đau bụng sau khi quan hệ sẽ chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn ngay sau khi vợ chồng quan hệ. Với những trường hợp này bạn chỉ cần rút kinh nghiệm để phòng tránh không mắc phải những sai lầm tương tự trong lần tiếp theo.

    Tuy nhiên, nếu sau khi quan hệ, bạn bị đau bụng kéo dài, đau bụng dữ dội hoặc đau bụng kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo… thì bạn cần kịp thời đi khám bác sỹ để có cách xử trí kịp thời.
     

Chia sẻ trang này